Chắp và lẹo không nguy hiểm. Tuy nhiên, sự phát triển của chúng khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm tương đối lớn. Chính vì thế, chẳng ai muốn bản thân mắc phải chúng. Để hạn chế nguy cơ ấy, “chắp mắt và lẹo mắt có lây không” có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết câu trả lời.
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Chắp mắt và lẹo mắt có lây không?
1. Chắp và lẹo có lây không?
Chắp và lẹo khá tương đồng về hình thái và dấu hiệu nhận biết. Theo đó, cả chắp và lẹo đều khiến mắt người bệnh sưng, đỏ, đau, cộm, nhạy cảm với ánh sáng và chảy nước thường xuyên. Tuy nhiên:
– Chắp chỉ nằm tại đĩa sụn của mi mắt trong, cách xa bờ mi. Còn lẹo có thể nằm tại đĩa sụn hoặc ngay bờ mi mắt ngoài.
– Lẹo có thể áp xe và vỡ mủ. Còn chắp thì không, sau khi sưng hết mức, chắp chỉ xẹp xuống thành những u tròn, không đau.
Sở dĩ có sự khác biệt này là bởi: Chắp hình thành do sự bít tắc tự nhân của tuyến nhày mi mắt còn lẹo xuất hiện do tuyến nhày mi mắt hoặc nang lông mi nhiễm trùng vì hoạt động của tụ cầu khuẩn/vi khuẩn.
Chắp và lẹo có thể lây từ mắt bệnh sang mắt khỏe. Vậy còn từ người này sang người khác, chắp và lẹo có lây không? Xem xét nguyên nhân, hoàn toàn có thể khẳng định rằng chúng lây.
Cả chắp và lẹo đều khiến mắt người bệnh sưng, đỏ, đau, cộm,…
2. Chắp và lẹo lây như thế nào và phải làm sao để phòng tránh?
Chắp và lẹo không lây trực tiếp, bằng các cách như: Nhìn và tiếp xúc gần với người bệnh. Chúng chỉ có một đường lây gián tiếp duy nhất, khi người khỏe sử dụng chung đồ đạc sinh hoạt (khăn mặt, đồ trang điểm mắt, kính áp tròng,…) với người bệnh.
Chính vì vậy, để phòng tránh lây chắp và lẹo từ người sang người, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
– Đối với người bệnh: Không tự ý nặn chắp và lẹo để tránh phát tán mủ/dịch chứa vi khuẩn ra môi trường
– Đối với người khỏe:
+ Không dùng chung đồ đạc sinh hoạt với người bệnh
+ Rửa tay bằng sản phẩm khử khuẩn thường xuyên
+ Từ bỏ thói quen dụi mắt
3. Điều trị chắp và lẹo bằng những cách gì?
Nếu tuân thủ các lưu ý trên, rất ít khả năng bạn bị lây chắp và lẹo. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp không may, hãy cứ yên tâm, vì như đã nói ở trên, chúng là 2 bệnh lý nhãn khoa không hề nguy hiểm.
Thông thường, chắp và lẹo sẽ tự lặn sau 7 – 10 ngày. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể áp dụng các mẹo sau để giảm triệu chứng bệnh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống:
– Đặt khăn/bông sạch và mềm đã được làm ấm bằng nước khoáng hoặc nước muối sinh lý đun sôi (đã nguội một phần) lên mi mắt có chắp/lẹo khoảng 10 – 15 phút, lặp lại 3 – 5 lần một ngày. Chườm nóng như vậy sẽ giúp giảm viêm, giảm tắc nghẽn tuyến nhày mi mắt và nang lông mi.
Tìm hiểu thêm: Viêm kết mạc cấp tính: Bệnh dễ lây nhiễm chớ chủ quan
Bạn có thể chườm nóng để giảm triệu chứng bệnh
– Mát xa nhẹ nhàng mi mắt có chắp/lẹo. Mẹo này cũng giúp giảm viêm, giảm tắc nghẽn.
Lưu ý: Khi thực hiện, hãy đảm bảo tay bạn thật sạch sẽ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không đẩy nhanh quá trình lành bệnh bằng cách vô cùng cực đoan là nặn mủ và dùng thuốc không có hướng dẫn của bác sĩ. Những hành động này có thể dẫn đến tình trạng tổn thương lan tỏa, tái phát và tạo sẹo gây quặm mi.
Trường hợp bạn muốn rút ngắn thời gian, hãy thăm khám với bác sĩ để được điều trị chính thống bằng:
– Kháng sinh toàn thân kết hợp nước muối sinh lý vệ sinh mắt, giúp tiêu mủ an toàn. (Trước khi vệ sinh mắt, cần rửa tay cẩn thận bằng các sản phẩm khử khuẩn. Bảo quản kháng sinh tra/nhỏ kỹ lưỡng. Thuốc mở nắp dài ngày nên bỏ đi).
– Corticoid hoặc phương pháp chích chắp và lẹo hoặc cả hai: Đây là phương pháp được chỉ định với những chắp và lẹo to và dai dẳng. (Đối với chắp: Do chúng nằm sâu trong đĩa sụn nên khi chích, bác sĩ sẽ xử lý mủ rất tỉ mỉ. Nếu không làm vậy, chắp rất dễ tái phát).
>>>>>Xem thêm: Phân biệt viễn thị loạn thị và cách cải thiện
Thu Cúc TCI tự tin là nơi có thể giải quyết triệt để, toàn diện chắp và lẹo cho bạn
Thuộc top 3 bệnh viện tư nhân có điểm chất lượng tốt nhất Hà Nội do Sở Y tế đánh giá, Thu Cúc TCI tự tin là nơi có thể giải quyết triệt để, toàn diện chắp và lẹo cho bạn. Vậy, nếu không may bị chắp, lẹo và muốn khoảng thời gian mắt sưng, đỏ, đau, cộm,… sớm kết thúc, liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết và đặt lịch thăm khám, điều trị, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.