Người bị viêm họng, bên cạnh việc giữ vệ sinh vòm họng, sử dụng thuốc thì cần chú ý tới khẩu phần ăn hàng ngày. Vậy viêm họng không nên ăn gì để tránh đau rát và mau khỏi? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Viêm họng không nên ăn gì để tránh bệnh nặng hơn?
1. Lưu ý về khẩu phần ăn cho người bị viêm họng
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng viêm họng, bên cạnh việc sử dụng thuốc. Để rút ngắn thời gian chữa trị, người bệnh cần bỏ túi những lưu ý sau trong việc xây dựng khẩu phần ăn uống hàng ngày.
1.1. Viêm họng không nên ăn gì để tránh đau rát
Triệu chứng điển hình ở người bị viêm họng là vòm họng sưng, tấy đỏ và đau rát khi nuốt, chính vì vậy, người bệnh không nên ăn các thực phẩm có kết cấu cứng, giòn để giảm thiểu va chạm của thức ăn lên vùng tổn thương. Sự cọ xát của các loại đồ ăn cứng còn là nguyên nhân làm trầm trọng các vết sưng tấy, khiến tình trạng viêm họng lâu lành.
Bánh quy cứng, bánh mì giòn, bỏng ngô, khoai tây chiên, hay các loại snack khô cứng,… đều cần hạn chế trong thời gian này vì chúng có thể gây xước vòm họng, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Các thực phẩm có kết cấu giòn dễ gây kích ứng và làm trầm trọng hơn vùng tổn thương
1.2. Viêm họng không nên ăn gì để mau khỏi
– Đồ cay nóng đứng đầu nhóm thực phẩm mà người bị viêm họng nên kiêng ăn nếu không muốn tình trạng bệnh dai dẳng mãi không khỏi. Các món ăn cay, nóng, chứa nhiều gia vị như ớt, tiêu là nguyên nhân khiến cho vòm họng của bạn bị kích ứng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm các triệu chứng: rát, đỏ, nóng trong cổ họng ngày càng nặng hơn và kéo dài thời gian điều trị.
– Các loại đồ ăn, đồ uống lạnh như kem, nước đá, thực phẩm lạnh không có lợi cho quá trình điều trị viêm họng. Việc nạp các loại thực phẩm lạnh dễ khiến người bệnh gặp nguy cơ bỏng lạnh, vòm họng xuất hiện nhiều chất dịch nhầy. Không những vậy, đồ lạnh còn khiến cho các loại vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào cơ thể, khiến bệnh tình trở nặng.
– Nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, cà phê cũng thuộc nhóm thực phẩm nên hạn chế khi bị viêm họng. Để rút ngắn thời gian điều trị, bạn cần loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế bằng các loại thức uống lành mạnh hơn như: nước lọc, nước ép, sinh tố trái cây.
– Các thực phẩm có nhiệt độ quá nóng cũng là nguyên nhân gây kích ứng cổ họng đang sưng, đau. Chính vì thế, bạn nên để đồ ăn nguội bớt rồi mới ăn để tránh làm tổn thương khu vực cổ họng vốn đang bị viêm.
Chế độ dinh dưỡng khoa học thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh
1.3. Không kiêng khem quá đà
Lời khuyên cuối cùng là bạn không nên kiêng khem quá đà. Tốt nhất, bạn nên tham khảo y kiến từ phía bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác viêm họng không nên ăn gì và kiêng trong bao lâu. Thông thường, thời gian kiêng khem các nhóm thực phẩm gây kích ứng cổ họng sẽ kéo dài cho tới khi khỏi bệnh, để tránh ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Việc cắt giảm đột ngột các món ăn ưa thích ra khỏi thực đơn hàng ngày dễ khiến cơ thể cảm thấy căng thẳng, khó chịu, thậm chí thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thay vì kiêng khem tuyệt đối, bạn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm khác trong cùng nhóm chất để đảm bảo sức khỏe.
Tốt nhất, việc kiêng khem nên được tiến hành nghiêm túc, hạn chế kéo dài thời gian điều trị khiến chế độ dinh dưỡng bị ảnh hưởng.
1.4. Bổ sung các thực phẩm có lợi
Để hạn chế sự tác động lên vùng cổ họng đang bị tổn thương, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm và dễ nuốt. Bên cạnh đó, các loại đồ ăn và đồ uống ấm cũng có tác dụng làm dịu cổ họng, khiến người bệnh cảm thấy bớt đau rát.
Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm mà người bệnh có thể ăn trong quá trình bị viêm họng:
– Thực phẩm mềm, ninh nhừ: Cháo yến mạch, ngũ cốc hoặc bột nấu chín, các loại súp,…
– Các món ăn có tính trơn mát: Canh rau đay/ mồng tơi, canh bí, canh bầu,…
– Sữa chua: Có thể ăn sữa chua thường hoặc kết hợp cùng trái cây xay nhuyễn
– Thực phẩm giàu vitamin C hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời chống lại các loại vi khuẩn gây ra viêm họng: Nho, lựu, xoài, chuối,… Bạn cũng có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây hoặc sinh tố nếu gặp khó khan trong việc nuốt đồ ăn.
– Nhóm thực phẩm chứa kẽm như: Tôm, cua, ốc, ngao, sò,… giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút có hại gây viêm họng.
– Một số món tráng miệng mềm như: pudding, panna cotta, mousse,… cũng phù hợp với những người đang bị viêm họng, kích thích vị giác và giảm thiểu cảm giác mệt mỏi, chán ăn.
Tìm hiểu thêm: Khi nào nên tiến hành nạo VA cho trẻ?
Các thực phẩm mềm, trơn được đánh giá phù hợp với người bị viêm họng
2. Trường hợp nào cần tới bệnh viện?
Có rất nhiều cách để xử trí khi bị đau họng. Đơn giản và tiết kiệm nhất là súc miệng bằng nước muỗi pha loãng để giảm nhẹ cảm giác đau họng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực sự hiệu nghiệm với trường hợp mới xuất hiện triệu chứng viêm họng, tình trạng nhẹ và người bệnh có sức đề kháng tốt.
Trường hợp viêm họng kèm theo triệu chứng đau rát, khó chịu thì người bệnh có thể sử dụng một số loại viên ngậm không cần kê đơn để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác khó chịu.
Tuy nhiên, nếu bạn đã thử hết các cách trên mà tình trạng viêm họng vẫn kéo dài dai dẳng thì đừng chần chừ thêm mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ có thể tìm ra chính xác nguyên nhân khiến bạn bị viêm họng, đồng thời đưa ra hướng điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Polyp xoang mũi được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Hãy gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh không có chuyển biến sau khi đã áp dụng các biện pháp can thiệp thuốc
Nên nhớ rằng, không phải trường hợp nào cũng cần can thiệp kháng sinh, do vậy, bạn không nên tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa được bác sĩ chỉ định. Kết thúc thăm khám, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc làm giảm triệu chứng và điều trị dứt điểm viêm họng.
Đừng quên kết hợp với chế độ dinh dưỡng đã được lưu ý chi tiết phía trên để đạt được hiệu quả tốt nhất! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.