Việc mọc răng khôn khi cho con bú là điều không một người mẹ nào muốn xảy ra cả. Bởi lẽ những cơn đau từ việc mọc răng khôn sẽ khiến mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khiến lượng sữa cho con bú bị giảm đi đáng kể. Vậy mẹ có nên nhổ răng khôn khi cho con bú hay không? Đọc ngay bài viết của chúng tôi bên dưới để tìm được câu trả lời phù hợp nhất nhé.
Bạn đang đọc: Mẹ có nên nhổ răng khôn khi cho con bú hay không?
1. Đôi nét về chiếc răng khôn
Răng khôn chính là chiếc răng hàm mọc ở vị trí cuối cùng ngay hai bên hàm, bao gồm cả hàm trên lẫn hàm dưới. Không giống với những chiếc răng bình thường khác, khi mọc răng khôn, mọi người sẽ cảm thấy đau nhức và sưng tấy, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, răng khôn thường mọc sau cùng nên vòm miệng thường không có đủ không gian dành cho nó. Vì vậy, răng khôn rất dễ bị mọc lệch và chèn ép lên những cái răng khác hoặc kẹt cứng ở dưới xương hàm hay mô nướu.
Răng khôn là chiếc răng hàm mọc ở cuối cùng hai bên hàm
2. Những trường hợp nào mẹ đang cho con bú cần phải nhổ răng khôn?
Răng khôn có thể mọc lệch, mọc thẳng và mọc ngầm. Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng và không ảnh hưởng gì đến hàm hoặc những chiếc răng còn lại thì không cần phải nhổ bỏ. Thế nhưng, khi gặp phải những trường hợp sau đây thì dù có đang cho con bú, mẹ cũng cần phải tới gặp nha sĩ để loại bỏ ngay chiếc răng khôn của mình:
– Răng khôn mọc lệch khiến mẹ bị sưng tấy và cảm thấy đau nhức dữ dội.
– Răng khôn mọc chèn lên răng hàm ở bên cạnh, khiến các răng khác phải chen chúc nhau làm lệch hàm và thay đổi cấu trúc hàm.
– Răng khôn mọc và bị nhiễm trùng, khiến mẹ bị sốt.
– Răng khôn mọc sâu trong cùng của hàm nên thức ăn thường bị mắc ở trong đó và khó có thể lấy ra được. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì có thể mắc các bệnh liên quan tới răng miệng.
– Răng khôn bị viêm tủy, sâu nặng hoặc viêm nha chu.
3. Mẹ đang cho con bú có nên đi nhổ răng khôn hay không?
Nếu gặp phải những dấu hiệu kể trên thì kể cả khi đang cho con bú, mẹ vẫn phải thực hiện nhổ răng khôn như bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp phải những trường hợp dưới đây thì không cần hoặc có thể tạm hoãn việc nhổ răng khôn:
– Mắc phải bệnh cao huyết áp, các bệnh về tim mạch, bệnh suy thận hoặc máu khó đông,…
– Mẹ có tinh thần không ổn định như mắc các bệnh về thần kinh hoặc trầm cảm.
– Đã từng thực hiện điều trị tia xạ ở vùng hàm mặt hoặc điều trị bệnh ung thư máu.
Tìm hiểu thêm: Nên ăn gì khi răng nhạy cảm, ê buốt?
Răng khôn mọc lệch khiến mẹ bị sưng tấy thì nên nhổ
4. Những điều mẹ nên lưu ý nếu nhổ răng khôn khi cho con bú
4.1. Sử dụng loại thuốc giảm đau an toàn
Khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để mẹ bớt đau. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì mẹ sẽ cảm thấy đau. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, mẹ nên nhờ bác sĩ kê cho thuốc giảm đau phù hợp và an toàn, để không ảnh hưởng gì tới việc cho con bú. Một điều quan trọng nữa mà mẹ cần lưu ý là phải uống thuốc giảm đau sau khi cho con bú.
4.2. Thực hiện tiểu phẫu nhẹ nhàng
Nha sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp để loại bỏ răng khôn. Với những mẹ đang trong giai đoạn cho con bú thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tiểu phẫu nhẹ nhàng là nhổ răng siêu âm. Bởi lẽ phương pháp này thực hiện nhanh, ít đau và mau hồi phục. Vì vậy, sau khi làm tiểu phẫu, mẹ cón thể nhanh chóng trở lại công việc và cho con bú như bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy thuốc gây tê xuất hiện tác dụng phụ thì cần phải trao đổi với bác sĩ ngay. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho con bú trước hoặc vắt sẵn sữa để trong tủ lạnh trước khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn.
>>>>>Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại: Giải pháp cho hàm răng đẹp
Mẹ đang cho con bú có thể thực hiện tiểu phẫu nhẹ nhàng
4.3. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi nhổ răng khôn xong, chắc chắn cơ thể của mẹ sẽ bị yếu và mệt mỏi hơn trước. Lúc này, mẹ nên nhờ người thân trông nom và chăm sóc con. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho con bú phần sữa đã vắt ra dự trữ trước đó để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
4.4. Có chế độ ăn uống lành mạnh
Sau khi nhổ răng khôn thì mẹ cũng cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý. Tốt nhất, mẹ không nên ăn những loại thức uống có gas cũng như các loại thực phẩm cay nóng. Để phục hồi sức khỏe một cách nhanh nhất, mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, răng khôn sau khi mới nhổ xong chắc chắn vẫn còn thương tổn, Do đó, mẹ nên ăn những món lỏng và mềm như cháo, sữa, súp,…
Với những chia sẻ ở trên đây, chúng tôi hy vọng các mẹ đã giải đáp được thắc mắc của mình là “Có nên nhổ răng khôn khi cho con bú hay không?” Để tránh ảnh hưởng xấu tới em bé, các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú đang muốn đi nhổ răng khôn hãy nắm rõ những lưu ý trong bài viết này nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.