Trẻ em là một trong những đối tượng “nhạy cảm” với bệnh tật nên cần được quan tâm sức khỏe hàng đầu, nhưng khi lựa chọn kiểm tra định kỳ cho trẻ, cha mẹ có biết hết quy trình khám sức khỏe tổng quát như thế nào, gồm các bước gì không? Nếu vẫn còn mơ hồ, hãy bổ sung thêm thông tin dưới đây để hiểu đúng và đủ về hoạt động khám sức khỏe cho con nhỏ nhé.
Bạn đang đọc: Quy trình trẻ em đi khám sức khỏe tổng quát như thế nào?
1. Trẻ em – Đối tượng cần đi khám sức khỏe tổng quát đều đặn
Bên cạnh người cao tuổi, người có tiền sử bệnh lý, thì trẻ em cũng là đối tượng đáng lưu tâm trong việc bảo vệ sức khỏe. Đối với cơ thể non nớt của trẻ nhỏ, hệ miễn dịch lúc này chưa được hoàn thiện nên sức đề kháng còn kém, dễ nhiễm bệnh và phải đối mặt với nhiều nguy cơ xấu tiềm ẩn.
Môi trường nhiều khói bụi (từ chất thải công nghiệp, từ phương tiện giao thông), thời tiết thay đổi thất thường hay chế độ dinh dưỡng không khoa học đều là những tác nhân ảnh hưởng có hại tới sức khỏe trẻ nhỏ. Một số bệnh lý hay gặp nhất đó là: tiêu chảy, viêm đường hô hấp, bệnh tay chân miệng,…
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với nhiều loại bệnh như: cảm cúm, viêm hô hấp, thủy đậu, sởi,…
Vì vậy, khám sức khỏe tổng quát cho trẻ nhỏ là cách duy nhất giúp cha mẹ bảo vệ con khỏi những căn bệnh nguy hiểm, với nhiều lợi ích mang lại:
- Nắm bắt, theo dõi tình trạng và sự phát triển cơ thể của trẻ: giúp cha mẹ nhận biết trẻ có đang phát triển đúng với độ tuổi hay không, đánh giá toàn diện về thể chất lẫn tư duy, ngôn ngữ và giao tiếp xã hội
- Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: cha mẹ không cần lo lắng nhiều về sự tấn công của một số loại bệnh truyền nhiễm vào cơ thể trẻ em như viêm đường hô hấp, cúm, ho gà, sởi, thủy đậu, tay chân miệng,….
- Tầm soát bệnh tật: phát hiện sớm những bệnh do bẩm sinh, di truyền như bệnh tim bẩm sinh, bệnh động kinh,… để kịp thời điều trị
- Tạo điều kiện tối ưu giúp trẻ phát triển toàn diện khỏe mạnh: cha mẹ có cái nhìn rõ hơn về những yếu tố có lợi/có hại cho sự phát triển ở trẻ. Từ đó, thay đổi chế độ dinh dưỡng, xây dựng lối sống khoa học cho trẻ
- Giải quyết những thắc mắc của cha mẹ về dấu hiệu bất thường từng xảy ra ở trẻ: giúp phần nào giảm bớt sự lo lắng, mơ hồ của các bậc phụ huynh và hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe của trẻ. Đồng thời được tư vấn kĩ lưỡng từ các bác sĩ có chuyên môn cao.
2. Quy trình trẻ em khám sức khỏe tổng quát như thế nào
2.1 Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước khám đầu tiên, trẻ nhỏ sẽ được bác sĩ trực tiếp kiểm tra nhi khoa, các bộ phận về mắt, răng – hàm – mặt và tai – mũi – họng. Bằng cách này sẽ đánh giá tổng quát về cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI và đánh giá bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa. Đồng thời phát hiện sớm các bệnh liên quan đến thị giác, thính giác, khứu giác (nếu có).
Khám tổng quát ban đầu gồm: đo chỉ số BMI, chiều cao-cân nặng, khám nhi khoa,…
Ở bước này, cha mẹ sẽ được cùng thăm khám để biết được tình trạng cơ thể trẻ ra sao, các chỉ số có đạt tiêu chuẩn hay không. Bên cạnh đó cũng được lắng nghe những lưu ý, chỉ định của bác sĩ về các danh mục thực hiện tiếp theo
2.2 Trẻ em khám sức khỏe tổng quát như thế nào? – Không thể thiếu Xét nghiệm máu
Là bước đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những kết quả liên quan bệnh lý ở trẻ em. Xét nghiệm máu nhằm đánh giá một số tình hình bên trong cơ thể như:
- Phát hiện tình trạng thiếu máu, một số bệnh lý về máu
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, các bệnh lý về gan
- Kiểm tra yếu tố sắt trong máu
- Đánh giá chức năng thận
- Phát hiện sớm bệnh tiểu đường
- Phát hiện sớm một số bệnh lý về thận – tiết niệu
2.3 Chẩn đoán hình ảnh trong khám sức khỏe tổng quát như thế nào?
Trẻ em thường gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến phổi và bụng. Vì thế, siêu âm ổ bụng và chụp X-quang ngực thẳng là 2 danh mục cần thiết mà trẻ phải thực hiện kiểm tra.
- Siêu âm ổ bụng: sẽ cho ra hình ảnh rõ nét để nhận biết có hay không sự xuất hiện của một số bệnh lý các tạng trong ổ bụng như: gan, thận, lách, tụy
- Chụp X-quang ngực phẳng: giúp phát hiện một số bệnh lý về phổi
Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe xuất cảnh và những điều bạn cần biết
Siêu âm ổ bụng là một trong những danh mục không thể thiếu đối với trẻ em
Với công nghệ tiên tiến hiện nay, bước chẩn đoán hình ảnh trở nên dễ dàng – nhanh chóng, giúp bác sĩ quan sát được những tổn thương bên trong cơ thể để từ đó đưa ra kết luận chuẩn xác và có những tư vấn điều trị phù hợp cho cả cha mẹ và trẻ nhỏ.
3. Những lưu ý dành cho bậc phụ huynh khi đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát
Không giống như người lớn, trẻ em thường nảy sinh nhiều vấn đề khiến các bậc phụ huynh không khỏi đau đầu. Để quá trình thăm khám được diễn ra dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả thì không thể bỏ qua một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Lựa chọn bệnh viện khám sức khỏe uy tín, chất lượng được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, công nghệ cao; cùng đội ngũ bác sĩ đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm
- Lựa chọn gói khám tổng quát để đánh giá toàn diện về thể trạng thay vì khám lẻ, tách rời
- Nên đặt lịch trước khi khám, tránh phải đợi lâu vì trẻ thường hiếu động, dễ chán nản và ít kiên nhẫn chờ đợi như người lớn
- Chuẩn bị và cung cấp thông tin đầu đủ về sức khỏe của trẻ, về tiểu sự bệnh lý của gia đình, về các loại thuốc đang dùng (nếu có)
- Không nên ngại trao đổi, hãy thẳng thắn nêu ra một số dấu hiệu bất thường ở trẻ trong thời gian gần đây, hay các thắc mắc mà chưa được giải đáp
- Nên tạo tâm lý thật thoái mái cho trẻ. Trước ngày đi khám, hãy nói chuyện, tâm sự với trẻ để xua tan lo lắng, sợ hãi nếu trẻ sợ bệnh viện
>>>>>Xem thêm: Giá khám phụ khoa tại bệnh viện Thu Cúc là bao nhiêu
Lựa chọn bệnh viện uy tín, “thân thiện” với con giúp trẻ thoải mái, an tâm khi thăm khám
Trên đây là những thông tin giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về quy trình trẻ em khám sức khỏe tổng quát như thế nào. Với tình yêu thương, niềm mong muốn con mình được lớn lên từng ngày khỏe mạnh thì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ cần được hình thành và duy trì đều đặn. Chỉ có như vậy, trẻ vừa được phát triển toàn diện, vừa được bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh có hại tới sức khỏe trẻ nhỏ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.