Việc phòng tránh đột quỵ là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng. Bởi nguy cơ tử vong của bệnh nhân đột quỵ rất cao và các biến chứng sau đột quỵ cũng thường nặng nề. Cùng tìm hiểu 10 cách tránh bị đột quỵ đơn giản qua bài biết sau đây.
Bạn đang đọc: 10 Cách tránh bị đột quỵ không phải ai cũng biết
1. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học – Các tránh bị đột quỵ đơn giản, hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh là một trong những “thủ phạm” quan trọng gây bệnh đột quỵ. Vì vậy duy trì chế độ ăn uống khoa học đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ não.
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa đột quỵ não:
1.1 Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa – Cách tránh bị đột quỵ quan trọng
Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa nên cần hạn chế trong chế độ ăn uống hàng ngày. Các thực phẩm giàu chất béo bão hòa gồm mỡ động vật, bơ, kem… Thay vào đó nên tăng cường tiêu thụ dầu ô liu, cá hồi, hạt chia và quả óc chó,… để bổ sung chất béo không bão hòa.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tránh đột quỵ đơn giản.
1.2 Tăng cường chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo, giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Cần tăng cường bổ sung chất xơ trong bữa bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, các loại hạt…
1.4 Hạn chế ăn mặn – Cách tránh bị đột quỵ nhờ giảm nguy cơ huyết áp
Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều muối là cách hữu hiệu để kiểm soát huyết áp cao – một yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ đột quỵ.
1.5 Bổ sung một cách phù hợp các chất chống oxy hóa
Vì các chất này có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa là các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E… như dầu thực vật, hạnh nhân, hạt dẻ, cam, chanh,…
1.6 Giảm tiêu thụ đường
Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường. Khi bệnh tăng nặng có thể gây biến chứng đột quỵ. Để phòng tránh đột quỵ, không nên tiêu thụ các sản phẩm chứa nhiều đường như kẹo, nước ngọt, đồ ngọt…
Ngoài ra, cần xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm thực phẩm khác nhau như vậy mới giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
2. Tập thể dục đều đặn vừa sức
Việc tập thể dục thường xuyên, đều đặn có nhiều ý nghĩa lớn trong phòng ngừa đột quỵ bởi:
– Giúp tăng cường khả năng vận chuyển và sử dụng oxy, cải thiện tuần hoàn, giảm huyết áp và nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch.
– Giảm cân, kiểm soát mức đường trong máu, nhờ đó làm giảm nguy cơ thừa cân béo phì và mắc bệnh tiểu đường.
– Giảm căng thẳng và stress, tăng cường miễn dịch.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp khi nào nên uống thuốc chống đột quỵ
Tập luyện thể dục đều đặn giúp ngăn bệnh đột quỵ
3. Tránh thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì thường liên quan đến sự tích tụ chất béo trong cơ thể, khiến lượng cholesterol xấu (LDL) tăng cao, gây tắc nghẽn động mạch và đột quỵ.
Tránh thừa cân và béo phì cũng có thể góp phần phòng ngừa đột quỵ. Duy trì cân nặng bằng cách:
– Chủ động theo dõi trọng lượng cơ thể thường xuyên.
– Duy trì một chế độ ăn uống nhiều rau xanh ít chất béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,…
– Tập thể dục, vận động thường xuyên, đều đặn.
4. Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng, stress do công việc, cuộc sống là tác nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở người trẻ. Sống lạc quan, vui vẻ, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, giải trí phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ.
5. Cai thuốc lá
Hút thuốc lá cả dạng chủ động và bị động đều làm tăng nguy cơ đột quỵ bởi nicotine và carbon monoxide trong khói thuốc có thể gây tăng huyết áp, làm tổn thương đến hệ tuần hoàn, gây co thắt động mạch và tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não do xơ vữa. Đồng thời làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não.
Hạn chế hút thuốc lá là một việc làm cần thiết để giữ cho huyết áp ổn định, giúp cải thiện tuần hoàn, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
6. Hạn chế rượu bia
Bên cạnh thuốc lá, lạm dụng rượu bia cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Uống quá nhiều rượu bia làm tăng huyết áp, góp phần làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, dẫn đến hình thành mảng bám trong động mạch. Đây là một trong những nguyên nhân đột quỵ bắt nguồn từ thói quen thiếu lành mạnh. Sử dụng các thức uống có cồn cũng gây mất nước và mất cân bằng điện giải làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bởi vậy, hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn là cách tránh bị đột quỵ đơn giản nhưng cần thiết. Điều này cũng giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể.
7. Quản lý huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố hàng đầu gây đột quỵ. Huyết áp tăng cao có thể gây tổn thương đến hệ tuần hoàn, làm tắc nghẽn mạch máu não gây đột quỵ. Do đó, cần ổn định huyết áp để làm giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách:
– Giảm tiêu thụ muối, bổ sung rau xanh.
– Tăng cường vận động, tham gia các hoạt động thể chất.
– Kiểm soát cân nặng.
– Hạn chế stress.
– Tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu đang bị tăng huyết áp.
8. Kiểm soát tốt lượng cholesterol trong máu
Cholesterol trong máu cao là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch dẫn đến đột quỵ. Chất béo dư thừa dễ tích tụ và hình thành mảng bám trong lòng mạch, khiến mạch máu giảm tính đàn hồi, giảm lưu thông máu đến não, góp phần tăng nguy cơ đột quỵ.
Để kiểm soát cholesterol trong máu, cần hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo, thường xuyên vận động thể chất, kiểm soát cân nặng.
9. Kiểm soát hiệu quả các bệnh lý nguy cơ
Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, thiếu máu não, dị dạng mạch máu… là những bệnh lý phổ biến góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ. Điều trị tốt các bệnh lý này sẽ góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa đột quỵ.
Khi mắc các bệnh kể trên, người bệnh hãy luôn tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để duy trì sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Hiểu ngọn ngành về căn bệnh hẹp van tim
Điều trị tốt các bệnh lý hiện có và tầm soát nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn là một trong những cách tránh bị đột quỵ.
10. Tầm soát nguy cơ đột quỵ
Việc tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn đột quỵ xảy ra. Việc tầm soát giúp đánh giá được các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ như huyết áp, nồng độ lipid máu, đường huyết,…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.