Giải đáp khám tiền hôn nhân là gì và các thắc mắc thường gặp

Hoạt động khám tiền hôn nhân ngày càng được các cặp đôi trẻ hưởng ứng và thực hiện đầy đủ, nhờ những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy khám tiền hôn nhân là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận các câu hỏi thường gặp xung quanh dịch vụ này.

Bạn đang đọc: Giải đáp khám tiền hôn nhân là gì và các thắc mắc thường gặp

1. Hiểu đúng khám tiền hôn nhân là gì?

Khám tiền hôn nhân là tên gọi tắt của hoạt động khám sức khỏe trước khi kết hôn. Bên cạnh sự đồng thuận đến từ hai phía, khả năng tài chính, tinh thần sẵn sàng,… thì việc trang bị sức khỏe là tiền đề không thể thiếu mà bất kỳ cặp đôi nào cũng cần lưu ý. Tại Việt Nam, khám tiền hôn nhân là không bắt buộc và không chịu sự kiểm soát từ cơ quan hành chính nào. Tuy nhiên, đây là việc làm được các chuyên gia y tế khuyến khích thực hiện đầy đủ nhằm đảm bảo đời sống tinh thần cho các cặp đôi đang đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân.

Giải đáp khám tiền hôn nhân là gì và các thắc mắc thường gặp

Khám sức khỏe trước khi kết hôn đem lại rất nhiều lợi ích

Thông thường, quy trình khám tiền hôn nhân sẽ bao gồm 2 phần chính là: Khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản. Tùy thuộc vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn, các danh mục khám nằm trong gói kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân sẽ có sự thay đổi. Khảo sát tại một hệ thống y tế uy tín tại Hà Nội, sàng lọc sức khỏe trước khi kết hôn sẽ bao gồm các hạng mục sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát: Bao gồm các danh mục đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-quang tim phổi, siêu âm ổ bụng tổng quát
  • Khám sức khỏe sinh sản: Bao gồm khám phụ khoa, nam khoa, xét nghiệm tinh dịch đồ, test nhanh Chalmydia, vi nấm soi tươi dịch âm hộ,…

Khác với các trường hợp thăm khám bệnh thông thường, không phải cứ phát hiện bệnh là có thể điều trị dứt điểm. Hôn nhân còn là tiền đề sản sinh ra các thế hệ con cái sau này, vậy nên việc sàng lọc sức khỏe từ sớm được đánh giá là tiền đề giúp loại bỏ nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn ở thế hệ sau này.

Không ai có thể đoán trước những hệ lụy có thể xảy đến nếu một trong hai người mang mầm mống bệnh tật, vậy nên chủ động kiểm soát sức khỏe của mình là rất quan trọng. Nếu còn thắc mắc khám tiền hôn nhân là gì, bạn đừng ngại ngần trao đổi trực tiếp với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để có câu trả lời thỏa đáng.

Giải đáp khám tiền hôn nhân là gì và các thắc mắc thường gặp

Khám tiền hôn nhân được khuyến khích nên thực hiện để đảm bảo nền tảng hạnh phúc gia đình sau này

2. Giải đáp những câu hỏi thường gặp về khám tiền hôn nhân

Dưới đây là một số thông tin giải đáp các câu hỏi thường gặp xung quanh việc khám tiền hôn nhân, giúp các bạn cái nhìn tổng quan về dịch vụ này.

2.1. Khám tiền hôn nhân có cần thiết không?

Không phải ngẫu nhiên mà hoạt động này ngày càng được nhiều cặp đôi quan tâm. Rất dễ nhận thấy rằng, thế hệ trẻ ngày nay dần có cái nhìn tiến bộ và tích cực với vấn đề này. Nếu như trước đây, phần lớn đều cho rằng chỉ có không tin nhau mới phải đi khám, thì tới ngày nay khám sức khỏe là một phần tất yếu giúp củng cố mối quan hệ cho các cặp đôi đang chuẩn bị kết hôn.

Không chỉ giúp các cặp đôi nắm được tình trạng sức khỏe tổng quát, nhận biết dấu hiệu tiềm ẩn trong cơ thể, khám tiền hôn nhân còn là cơ sở để phát hiện các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C, HIV,… vốn ít biểu hiện triệu chứng và rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu. Song song với việc ngăn chặn lây nhiễm chéo bệnh, khám sức khỏe trong thời điểm này còn thể hiện trách nhiệm với người bạn đời của mình.

Tương tự như vậy, các bệnh lý di truyền và dị tật bẩm sinh ở thai nhi sẽ được bác sĩ phát hiện sớm dựa trên kết quả thăm khám, từ đó có hướng xử trí kịp thời, tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra sau này.

Tìm hiểu thêm: Vì sao cần đi khám sức khỏe đầu năm?

Giải đáp khám tiền hôn nhân là gì và các thắc mắc thường gặp

Xét nghiệm là một danh mục thiết yếu nằm trong gói khám tiền hôn nhân

2.2. Khi nào nên đi khám tiền hôn nhân?

3 – 6 tháng trước khi kết hôn là khoảng thời gian tốt nhất được các bác sĩ khuyên những cặp đôi nên đi thăm khám. Đây cũng là khoảng thời gian đủ để can thiệp và xử trí các vấn đề sức khỏe trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn. Nếu đi khám muộn, lại không may phát hiện bệnh lý thì sẽ gây ra rất nhiều tình huống khó xử cho các cặp đôi.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam, đặc biệt là vô sinh thứ phát đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng và trẻ hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp tới tỷ lệ ly hôn tại Việt Nam. Để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, và khám sức khỏe tiền hôn nhân là một việc làm thiết yếu.

2.3. Cần chuẩn bị những gì khi khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Trước khi thăm khám, các cặp đôi nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thiết yếu, đồng thời tuân thủ theo các hướng dẫn của nhân viên y tế để buổi thăm khám không gặp bất kỳ trở ngại nào. Dưới đây là những lưu ý mà bạn có thể bỏ túi:

  • Mang theo giấy tờ cá nhân, tiền sử bệnh lý, đơn thuốc đang sử dụng (nếu có)
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 ngày trước buổi thăm khám
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích
  • Để bụng rỗng trong vòng 8 – 12 giờ để thu được kết quả xét nghiệm máu chuẩn xác
  • Mặc quần áo thoải mái, dễ chịu

Giải đáp khám tiền hôn nhân là gì và các thắc mắc thường gặp

>>>>>Xem thêm: Khám cận lâm sàng và lâm sàng là gì?

Hãy sẵn sàng tâm lý đón nhận bất kỳ kết quả thăm khám nào

Bên cạnh đó, các cặp đôi nên chuẩn bị tâm lý thoải mái, đồng thời sẵn sàng đón nhận bất kỳ kết quả thăm khám nào, dù có tích cực hay không. Nên nhớ rằng, việc thăm khám tiền hôn nhân là tiền đề để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống vợ chồng sau này. Trực tiếp bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng cho từng trường hợp, nhằm đi đến kết quả như ý.

Với những thông tin trên, hy vọng các cặp đôi đã có cho mình câu trả lời trước thắc mắc “Khám tiền hôn nhân là gì”, đồng thời trạng bị kiến thức cần thiết cho buổi thăm khám. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *