Hiểu sao cho đúng về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

Với tình trạng vệ sinh thực phẩm gây nhức nhối trong xã hội như hiện nay, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực thực phẩm đang được yêu cầu đề cao và thắt chặt vấn đề khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Hiểu sao cho đúng về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Quy định pháp luật về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở pháp lý của vấn đề này bao gồm Luật an toàn thực phẩm 2010 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP về những hướng dẫn, quy định luật an toàn thực phẩm. Theo đó, chủ cơ sở, người sản xuất, kinh doanh trực tiếp thực phẩm cần đáp ứng đúng, đủ các điều kiện về sức khỏe và kiến thức về khám sức khỏe vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đặc biệt, với người đang lao động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không được mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, lao phổi, tiêu chảy cấp, phong, HIV, các chứng viêm gan, viêm da nhiễm trùng xuyên suốt trong quá trình làm việc.

Hiểu sao cho đúng về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

Tình trạng vệ sinh thực phẩm gây nhức nhối trong xã hội hiện nay

Như vậy, chủ cơ sở và người lao động trong lĩnh vực thực phẩm cần đảm bảo sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh truyền nhiễm trước và trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Khi bị mắc nhiễm, người bệnh cần ra khỏi khu vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm và điều trị dứt điểm tới khi khỏi bệnh mới được quay lại công việc.

Kết quả đảm bảo điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở, người lao động kể trên được thể hiện bằng giấy khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp người xin việc làm ngành nghề thực phẩm, hoặc người lao động đang làm việc trong lĩnh vực này đều cần bổ sung giấy khám sức khỏe trong hồ sơ. Thời hạn giấy khám ít nhất 6 tháng/lần. Những hướng dẫn và các danh mục khám sức khỏe lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định rõ ràng trong Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013 của Bộ y tế.

2. Khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì?

2.1. Quy trình khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

Người khám sức khỏe vệ sinh – an toàn thực phẩm cần tuân theo đầy đủ các danh mục thăm khám trong Thông tư 14 của Bộ Y tế bao gồm:

Khám tổng quát ban đầu: Thông qua việc đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, thị lực,… bác sĩ đánh giá được tình trạng thể lực chung của bệnh nhân, tiên lượng nguy cơ mắc các bệnh về dinh dưỡng, chuyển hóa,…

Hiểu sao cho đúng về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

Chủ cơ sở, người sản xuất, kinh doanh trực tiếp thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện về sức khỏe vệ sinh, an toàn thực phẩm

Khám lâm sàng: Bác sĩ vừa trao đổi với bệnh nhân về bệnh sử của bản thân và gia đình, kết hợp cùng kết quả thăm khám nội, tai – mũi – họng, răng hàm mặt, khám ngoại và da liễu. Qua đó giúp bác sĩ tầm soát các bệnh lý nội khoa cùng triệu chứng các bệnh lý liên quan.

Xét nghiệm: Tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và danh mục khám, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, phương pháp cấy phân,… nhằm phát hiện và sàng lọc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan A, E, các vi khuẩn đường ruột, các bệnh về tạng và máu.

Chẩn đoán hình ảnh: Bằng phương pháp chụp X-Quang tim phổi, siêu âm, nội soi,… bác sĩ kiểm tra và phát hiện được các bất thường, những dấu hiệu tổn thương bên trong cơ thể bệnh nhân.

Kết thúc quá trình khám sức khỏe, bệnh nhân nắm được thể trạng, phát hiện sớm các bệnh lý của cơ thể. Bác sĩ nhờ đó  đưa ra phác đồ điều trị và những lời khuyên thay đổi về lối sống, sinh hoạt sao cho phù hợp.

2.2. Lưu ý về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

Tìm hiểu thêm: 3 điều cần biết về việc khám sàng lọc trước hôn nhân

Hiểu sao cho đúng về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

Chẩn đoán hình ảnh trong quy trình khám sức khỏe

Để chuẩn bị cho buổi khám sức khỏe, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ và lưu ý những vấn đề sau :

  • Ảnh chân dung nền trắng kích thước 4×6 cm có thời hạn trong vòng 6 tháng gần nhất
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh để đối chiếu
  • Người đi khám được yêu cầu phải đủ 18 tuổi trở lên
  • Trường hợp cá nhân đăng ký khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ cần bổ sung sổ khám sức khỏe, giấy giới thiệu của cơ quan, doanh nghiệp đang công tác.
  • Trong trường hợp người khám không có năng lực hành vi dân sự, hay mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự,…ngoài giấy khám sức khỏe, hồ sơ cần bổ sung văn bản cam kết đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

Trước ngày khám, bạn nên trao đổi trước với cơ sở sẽ thăm khám để có sự chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt về hồ sơ và thói quen, hỗ trợ đắc lực cho quá trình thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe. Trong buổi thăm khám, bạn cần khai báo càng chi tiết càng tốt với bác sĩ về tiểu sử bệnh lý của bản thân, gia đình. Thông qua đó, bác sĩ có những chẩn đoán và tư vấn chính xác hơn về hiện trạng sức khỏe của khách hàng, giúp tiết kiệm cả thời gian, hay chi phí khám chữa bệnh (nếu có) khi được phát hiện sớm.

3. Lựa chọn nơi khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiểu sao cho đúng về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

>>>>>Xem thêm: Doanh nghiệp khám sức khỏe ở Hà Nội lựa chọn bệnh viện nào?

Khám sức khỏe vệ sinh, an toàn thực phẩm là bắt buộc và là vấn đề đạo đức xã hội

Không phải bất cứ bệnh viện, cơ sở y tế nào cũng có đủ quyền hạn cấp chứng nhận sức khỏe về vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người lao động trong lĩnh vực này. Theo công văn số 5845/BCT-KHCN, giấy khám sức khỏe này phải được cấp bởi các cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên. Điều kiện về các cơ sở y tế đủ thẩm quyền khám chữa được đề cập trong Thông tư 14 của Bộ Y tế.

Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ địa điểm thăm khám sức khỏe. Một số lưu ý cần giúp bạn chọn được cơ sở y tế phù hợp như sau:

  • Các bệnh viện công lập, bệnh viện đa khoa quốc tế có thẩm quyền khám, đảm bảo uy tín, chất lượng
  • Bác sĩ thăm khám có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm
  • Trang thiết bị y tế đầy đủ, đảm bảo chất lượng
  • Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, tận tình
  • Dịch vụ chất lượng phục vụ tốt
  • Quy trình khám nhanh gọn, khép kín

Kết lại, khám sức khỏe về vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là bắt buộc theo pháp luật, mà còn là vấn đề đạo đức và nhân phẩm. Thông qua thực hiện khám sức khỏe, chủ cơ sở, người lao động làm việc trong lĩnh vực thực phẩm nắm được tình trạng sức khỏe bản thân, tuân thủ pháp luật, đồng thời tạo sự an tâm sức khỏe cho người tiêu dùng thực phẩm trong xã hội.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *