Chủ quan, không quan tâm về việc khám sức khỏe hôn nhân sẽ đem tới những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến hạnh phúc dài lâu của các cặp đôi. Không sớm thì muộn, hơn 95% các cặp đôi đều thừa nhận mình phải đối mặt với một trong số những vấn đề này khi xem nhẹ việc kiểm tra sức khỏe trước khi cả hai kết hôn
Bạn đang đọc: Các vấn đề thường gặp nếu không khám sức khỏe hôn nhân
1. Những vấn đề xảy ra nếu không khám sức khỏe tiền hôn nhân
Hiện nay, không ít các cặp vợ chồng chỉ mới chung sống hạnh phúc trong thời gian ngắn rồi sớm ly hôn. Xuất phát từ nhiều lí do khác nhau: vợ/chồng ngoại tình, sự bất đồng quan điểm trong cuộc sống, sự lạnh nhạt sau khi về chung một nhà,…Trong đó, các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, lối sống tình dục, con cái,…cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ, ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi
1.1. Mắc các bệnh lý liên quan đến sinh sản
Thông thường, rất ít các cặp đôi quan tâm tới sức khỏe của đối phương, tự mặc nhiên rằng bạn đời hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nguy hiểm. Hay một số người lại rất ngại trong việc bày tỏ sức khỏe với đối phương biết, sợ vợ/chồng tương lai biết những bệnh lý “khó nói” mà ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này.
Với tâm lý chung, nhiều cặp vợ chồng quyết định không kiểm tra tiền hôn nhân. Tuy nhiên, sau một thời gian lại tá hỏa khi phát hiện ra bản thân mình và bạn đời mắc phải bệnh lý liên quan đến sinh sản. Và hầu hết thường phát hiện ở thời điểm nặng, khó có thể điều trị dứt điểm.
- Nữ giới thường mắc các bệnh lý về buồng trứng, cổ tử cung, rối loạn kinh nguyệt
- Nam giới thường gặp phải rối loạn cương dương, yếu sinh lý hay các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn/ống dẫn tinh,…
Hơn nữa, cả hai có thể dễ dàng mắc các bệnh lý liên quan đến đường tình dục, các bệnh viêm nhiễm nam khoa/phụ khoa. Các vấn đề trên đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản.
Các bệnh lý liên quan đến sinh sản sẽ được phát hiện nếu khám tiền hôn nhân
1.2. Không có kiến thức về đời sống tình dục an toàn
Nếu không kiểm tra, nhận tư vấn bởi bác sĩ có chuyên môn thì phần lớn các cặp vợ chồng đều “bỡ ngỡ” trong đời sống tình dục. Đồng thời, không thể trang bị các biện pháp phòng bệnh tình dục, đảm bảo an toàn cho cả hai.
Tìm hiểu thông tin trên mạng, từ những người có kinh nghiệm phần nào giúp lứa đôi tiếp cận những kiến thức tổng quan, bao quát. Nhưng chỉ bằng cách này thì không đủ, thậm chí có thể thiếu tính xác thực và đem tới những nhầm lẫn không đáng có.
1.3. Không khám sức khỏe hôn nhân dễ mơ hồ, lóng ngóng khi mang thai
Lần đầu mang thai, lần đầu chuẩn bị lên chức bố/mẹ thì sẽ không thể tránh khỏi sự lóng ngóng và gặp nhiều khó khăn. Dấu hiệu nhận biết mang thai là gì, bố mẹ cần lưu ý gì trong thời gian thai kỳ, mẹ có cần tiêm phòng để bảo đảm con khỏe mạnh khi sinh ra không,…Đó là những thắc mắc cơ bản, thường gặp ở nhiều cặp đôi sẽ khó được giải đáp nếu không đi khám tiền hôn nhân trước đó.
Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe nhanh ở đâu mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác?
Bỡ ngỡ trong lần đầu mang thai nếu không được trang bị kiến thức từ trước
Bên cạnh đó, khi không được trang bị kiến thức về mang thai chuẩn xác, các việc làm xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, mơ hồ của cả hai sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi và dễ dấn đến hậu quả đáng tiếc
1.4. Dị tật bẩm sinh khi con ra đời
Dị tật bẩm sinh ở thai nhi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu cả hai không cùng nhau kiểm tra, sàng lọc sức khỏe trước khi sinh thì rất khó phát hiện sàng lọc và loại bỏ những dị tật có thể xảy đến với con. Có thể bắt nguồn từ: bố mẹ mắc bệnh di truyền/tiền sử sinh con bị dị tật, thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai, tự ý uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ,…
1.5. Không khám sức khỏe hôn nhân dễ nguy cơ cao khó có con
Nhiều cặp vợ chồng thắc mắc mặc dù không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong “đời sống” vợ chồng, nhưng vẫn không hề có dấu hiệu thụ thai tự nhiên. Dần dần, sự thắc mắc này có thể dẫn sự phiền muộn, lo lắng và thậm chí có thể nghi ngờ lẫn nhau. Hệ quả hôn nhân tan vỡ cũng sẽ xảy ra trong tương lai gần
Nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn có thể là do vợ hoặc chồng mắc một số bệnh lý chưa được phát hiện do chủ quan, không thực hiện thăm khám tiền hôn nhân như:
- Đối với nữ giới: các bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, rối loạn rụng trứng, xuất hiện khối u tử cung, suy chức năng buồng trứng
- Đối với nam giới: dấu hiệu teo tinh hoàn, rối loạn cương dương, ung thư tuyến tiền liệt,…
>>>>>Xem thêm: Cập nhật mới nhất thông tin khám sức khỏe đi du lịch
Tình trạng hiếm muộn là một trong những nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ hạnh phúc
2. Khám sức khỏe hôn nhân – “bảo hành” hạnh phúc vẹn toàn
Để giải quyết những vấn đề trên, khám sức khỏe hôn nhân dành cho cả vợ và chồng là giải pháp duy nhất, là “phiếu bảo hành” hạnh phúc vẹn toàn cho các cặp đôi hiện nay. Đây là điều cần thiết và mang lại rất nhiều lợi ích cho cả hai.
Thực hiện thăm khám, cặp đôi sẽ được tiến hành kiểm tra 2 điều chính: sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản. Trong quá trình đó, các danh mục như khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm sẽ hỗ trợ lẫn nhau để bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng. Cùng đó, cả 2 sẽ:
- Nắm bắt tình trạng sức khỏe hiện tại của mình và bạn đời, có xuất hiện dấu hiệu bất thường nào không
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục (nếu có)
- Được giải đáp những thắc mắc về lối sống tình dục, cập nhật thêm thông tin về việc chuẩn bị các biện pháp đảm bảo an toàn; giải tỏa những nỗi lo lắng, hoang mang trước đó
- Được tư vấn về vấn đề mang thai và những lưu ý quan trọng để giúp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong thời gian này
- Dự phòng bệnh tật, đảm bảo con sinh ra khỏe mạnh, không mắc dị tật bẩm sinh
Có thể thấy, khám sức khỏe hôn nhân thể hiện trách nhiệm cả hai với đối phương, thể hiện sự tự nguyện và sự nghiêm túc muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc sau này. Nhận thức sớm tầm quan trọng và ý nghĩa của kiếm tra sức khỏe trước khi cưới sẽ giúp cả hai tránh khỏi các vấn đề tiêu cực trên, tự tin bước vào đời sống hôn nhân một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.