Hôi miệng là nỗi sợ của rất nhiều người. Tuy không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến chủ nhân cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ và mất tự tin khi giao tiếp. Vậy, làm thế nào để chữa hôi miệng hiệu quả? Cùng tham khảo các cách được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Điểm danh các cách chữa hôi miệng hiệu quả ngay tại nhà!
1. Xác định nguyên nhân gây hôi miệng
Trước khi tìm hiểu về các cách chữa trị hôi miệng hiệu quả, chúng ta cần tìm ra chính xác những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Hôi miệng là tình trạng chung ở những người có hơi thở có mùi. Những “thủ phạm” dẫn đến hiện tượng hôi miệng bao gồm:
1.1. Vi khuẩn
Đây có lẽ là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ không thể làm sạch các mảng bám trên răng, càng không thể loại bỏ được hết thức ăn thừa. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, trú ngụ trong khoang miệng, bao gồm bề mặt lưỡi, kẽ răng, các túi nha chu…
Vi khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng.
1.2. Thực phẩm
Những người ăn nhiều các loại thực phẩm sau cũng có nguy cơ hôi miệng:
– Thường xuyên hút thuốc, sử dụng bia, rượu…
– Ăn nhiều hành, tỏi, các loại mắm…
– Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ sữa.
– Các loại thực phẩm chứa nhiều đường, có tính chất dẻo dính như bánh mì, đồ nếp, kẹo dẻo, trái cây sấy…
1.3. Một số bệnh về răng miệng
Nếu mắc một hoặc vài bệnh răng miệng sau mà không điều trị dứt điểm cũng khiến hơi thở chủ nhân “bốc mùi”:
– Sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy…
– Viêm nha chu, viêm nướu, viêm ổ răng, áp xe, hoại tử…
– Hiện tượng giảm tiết nước bọt ở người cao tuổi.
Các bệnh về răng cũng là một trong những “thủ phạm” gây hôi miệng.
1.4. Một số nguyên nhân khác
Không chỉ có bệnh về răng miệng mà bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa cũng khiến hơi thở có mùi. Cụ thể:
– Các bệnh viêm mũi, viêm họng, xoang, amidan…
– Bệnh nhân trào ngược dạ dày hoặc hở van dạ dày…
– Hoặc những người ăn kiêng theo chế độ keto cũng có thể bị hôi miệng do ăn nhiều bơ, sữa, phomai và quá trình phân hủy chất béo trong cơ thể.
2. Làm thế nào để chữa hôi miệng hiệu quả?
Có thể nói, với mỗi nguyên nhân gây hôi miệng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Nếu hôi miệng do mắc các bệnh lý liên quan, thì cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý đó, sau đó mới có thể chấm dứt tình trạng hôi miệng.
Trường hợp những người bị hôi miệng mà không phải do bệnh lý thì hãy tham khảo các cách sau đây:
2.1. Chữa hôi miệng hiệu quả bằng cách vệ sinh răng miệng
Nhiều người cho rằng vệ sinh răng miệng chỉ cần đánh răng mỗi ngày 2 lần là đủ. Tuy nhiên, cần phải chải răng đúng cách:
– Chải răng theo chiều dọc lên xuống hoặc vòng tròn, tuyệt đối không chải theo chiều ngang.
– Mỗi lần chải răng không cần quá lâu vì sẽ ảnh hưởng tới men răng, cũng là điều kiện khiến vi khuẩn phát triển.
– Sử dụng kem đánh răng có thành phần chanh, muối, bạc hà… để giúp đẩy lùi mùi hôi trong hơi thở.
– Thay bàn chải đánh răng sau khoảng 2 – 3 tháng vì bàn chả để lâu cũng là nơi vi khuẩn sinh sôi, tích tụ.
– Sử dụng thêm cạo lưỡi, chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch mảng bám và thức ăn thừa.
Tìm hiểu thêm: 6 Loại răng sứ cao cấp được ưa chuộng hiện nay
Vệ sinh răng miệng đúng cách là bước quan trọng nhất giúp cải thiện tình trạng hơi thở.
2.2. Hạn chế thực phẩm gây mùi cũng là cách chữa hôi miệng hiệu quả
Tất nhiên, không muốn hơi thở có mùi hành tỏi, nước mắm hay mắm tôm… thì việc đơn giản nhất chính là hạn chế ăn những thực phẩm này. Trong trường hợp đã lỡ ăn các món có những thực phẩm này thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy nhanh chóng uống một cốc nước lọc hoặc nước trà ngay sau khi ăn.
Nước lọc hoặc nước trà sẽ làm thức ăn thừa trong miệng trôi sạch. Hơn nữa, nước trà còn có thể át mùi hôi của thực phẩm. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng sẽ giúp đảm bảo độ ẩm cho miệng, Nếu miệng bị khô, không đủ độ ẩm để tiết nước bọt sẽ là môi trường lí tưởng để vi khuẩn xuất hiện và phát triển.
2.3. Ăn các thực phẩm lành mạnh
Bên cạnh việc hạn chế những thực phẩm nặng mùi thì các bạn nên bổ sung các loại thực phẩm làm kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi và làm tăng lưu lượng nước bọt. Cụ thể:
– Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
– Các loại rau có lá màu xanh đậm.
– Các loại trái cây giàu vitamin như cam, chanh…
– Các loại thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, cá, đậu, hoặc các loại hạt.
– Mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt.
Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn là một cách giúp chữa hôi miệng hiệu quả.
2.4. Sử dụng các sản phẩm truyền thống
Từ rất lâu, các loại thảo mộc quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trong y học, bao gồm cả việc kháng viêm, chống vi khuẩn, cải thiện mùi hơi thở.
– Cây thì là: Không chỉ là một loại rau thơm mà thì là còn có khả năng tăng sinh tiết nước bọt, giữ ẩm cho miệng và loại bỏ vi khuẩn.
– Gừng: Là một vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh sâu răng và đem lại hơi thở thơm mát.
– Rau húng chanh: Cũng giống như gừng, rau húng chanh có mùi thơm và khả năng kháng viêm cực tốt. Thêm một vài nhánh vào mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát.
Tuy nhiên, các sản phẩm truyền thống này chỉ giúp hỗ trợ chứ không cam kết mang lại hiệu quả tuyệt đối. Chính vì vậy, để điều trị hiệu quả, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng và có phương pháp điều trị triệt để.
2.5. Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần cũng là một cách chữa trị hôi miệng hiệu quả. Qua quá trình khám, bác sĩ sẽ tư vấn việc lấy cao răng hoặc phát hiện kịp thời các bệnh răng miệng (nếu có) và có phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, khám răng định kỳ để bác sĩ có thể điều trị dứt điểm các bệnh về răng miệng. Nếu để lâu, các bệnh này sẽ gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu mang thai 3 tháng đầu quan hệ bị ra máu có sao không?
Khám răng định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết để cải thiện sức khỏe răng miệng.
Trên đây là những cách chữa hôi miệng hiệu quả và dứt điểm mà ai cũng có thể áp dụng. Vệ sinh răng miệng đúng cách, kết hợp với các thực phẩm tốt cho răng chắc chắn sẽ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng nói chung và hơi thở nói riêng. Hãy áp dụng ngay hôm nay để có hơi thở thơm tho, các bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.