Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư thường gặp nhất hiện nay, tỷ lệ người mắc ung thư tăng dần qua mỗi năm. Căn bệnh này được phát triển âm thầm từ những tổn thương tiền ung thư, với nhiều biểu hiện dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường khác. Vậy ung thư dạ dày có biểu hiện gì qua từng giai đoạn? Các triệu chứng có tương tự như nhau? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này để có biện pháp phòng ngừa sớm nhất nhé
Bạn đang đọc: Ung thư dạ dày có biểu hiện gì? Xem ngay để phòng ngừa
1. Ung thư dạ dày – Căn bệnh nguy hiểm ngày càng phổ biến
Không phân biệt giới tính, độ tuổi, ung thư dạ dày có thể tìm đến với bất cứ ai. Đây là tình trạng phát triển quá mức các tế bào ở dạ dày dẫn đến sự hình thành các khối u. Những khối u ác tính theo thời gian có khả năng lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Đến nay, không thể biết đâu là nguyên nhân chính gây ra ung thư dạ dày, thay vào đó là các yếu tố có nguy cơ cao:
– Di truyền
– Có tiền sử mắc bệnh dạ dày: viêm loét dạ dày – tá tràng, có polyp dạ dày
– Thừa cân, béo phì
– Lạm dụng hút thuốc lá
– Nhiễm khuẩn HP
– Nam giới có tỷ lệ mắc cao gấp 2 lần so với nữ giới
– Thói quen ăn uống không khoa học: ăn nhiều muối, ăn những thực phẩm bảo quản kém chất lượng,…
– Ít vận động sau khi ăn
– Thói quen ăn nhanh, không nhai kĩ khiến dạ dày làm việc quá tải
Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp tính và mãn tính, loét dạ dày
2. Ung thư dạ dày có biểu hiện gì qua từng giai đoạn?
2.1. Ung thư dạ dày có biểu hiện gì trong giai đoạn sớm?
Vậy làm thế nào để nhận biết sớm nhất ung thư dạ dày có triệu chứng gì? Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của ung thư dạ dày thường không rõ ràng, thậm chí gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Do đó đây là lý do mà nhiều người xem nhẹ, chủ quan và không quan tâm kịp thời.
Dưới đây là 7 dấu hiệu ung thư dạ dày thường gặp trong giai đoạn đầu cần lưu ý:
– Thường xuyên đau bụng. Cơn đau tập trung nhiều ở vùng thượng vị, đau âm ỉ cho tới dữ dội.
– Chán ăn, mất khẩu vị trong ăn uống nên không còn thấy ngon miệng khi ăn.
– Ợ nóng là biểu hiện dễ bị bỏ qua và khó nhận biết nhất. Đây là biểu hiện của chứng viêm loét dạ dày – một tổn thương tiền ung thư dạ dày.
– Buồn nôn, đầy hơi
– Sút cân mất kiểm soát. Đây là kết quả từ chứng chán ăn kéo dài.
– Nuốt khó, có cảm giác thức ăn kẹt ở cổ họng và bị nghẹt thở khi ăn uống.
– Đi ngoài ra máu – đây là biểu hiện cần đặc biệt lưu ý.
Đau bụng thường xuyên là biểu hiện sớm của ung thư dạ dày
2.2. Giai đoạn nặng thì ung thư dạ dày có biểu hiện gì?
Khi các triệu chứng ban đầu bị bỏ qua, mức độ nghiêm trọng về sau sẽ càng rõ rệt hơn. Không còn triệu chứng mờ nhạt, thoáng qua nữa, người bệnh sẽ đối mặt với các biểu hiện nặng và xuất hiện dồn dập khi bệnh ở giai đoạn nặng.
Nguyên nhân là vì khối u lúc này tiến triển với kích thước lớn gây chèn ép dạ dày và các cơ quan lân cận. Lúc này, các triệu chứng xuất hiện khiến cho người bệnh cảm nhận rất rõ. Vậy, ung thư dạ dày có triệu chứng gì khi bước vào giai đoạn nặng?
– Cơn đau bụng với tần suất dày đặc, bất kể thời gian nào. Mức độ đau dữ dội hơn và kéo dài tới vài tháng.
– Rối loạn tiêu hóa nặng: buồn nôn khi ăn, nôn sau khi ăn, sụt cân nhanh chóng gây suy nhược cơ thể.
– Xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
– Thường xuyên bị táo bón
Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đầu
Cảm giác buồn nôn với mức độ nghiêm trọng
3. Cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả
Giống như các dạng ung thư khác, ung thư dạ dày tiến triển âm thầm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, ta hoàn toàn phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm này bằng cách:
– Duy trì cân nặng phù hợp; không bổ sung quá nhiều chất béo, giữ thói quen ăn đêm gây ra tình trạng béo phì.
– Có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ bữa. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi; đồng thời hạn chế các thức ăn nhiều muối/thức ăn đóng hộp.
– Bỏ hút thuốc lá, không lạm dụng các đồ uống có cồn
– Xây dựng thói quen vận động hàng ngày: yoga, đi bộ, chạy bộ,
– Luôn theo dõi các biểu hiện bất thường trong cơ thể mình. Nếu có nghi ngờ cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị.
– Chủ động và duy trì tầm soát ung thư dạ dày định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe. Bằng cách sàng lọc ung thư sớm, bạn sẽ phát hiện sớm mầm mống ung thư, kể cả khi khối u còn rất nhỏ. Từ đó, tăng tỷ lệ điều trị hiệu quả, kéo dài sự sống và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của ung thư.
>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư nội mạc tử cung: nguyên nhân, cách phòng tránh
Chủ động tầm soát ung thư là cách dự phòng sức khỏe tốt nhất
Có thể thấy, ung thư dạ dày là căn bệnh cần được lưu tâm ngay từ những biểu hiện ban đầu. Chủ động phòng bệnh bằng cách ăn uống hợp lý và tầm soát ung thư định kỳ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng, với thông tin hữu ích này bạn đã biết được ung thư dạ dày có biểu hiện gì rồi nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.