Răng khôn (răng số 8) là những răng mọc ở cuối hàm, gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Để khắc phục được tình trạng này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng khôn. Sau khi thực hiện, nhiều người thường thắc mắc “Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn là gì?”.
Bạn đang đọc: Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn không thể bỏ qua
1. Các phương pháp nhổ răng khôn hiện nay
Hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn: Phương pháp truyền thống và phương pháp sóng siêu âm Piezotome.
1.1 Phương pháp truyền thống
Bác sĩ tiến hành dùng dao rạch để mở nướu, để lộ ra phần răng khôn, sau đó sử dụng lực sinh ra từ kìm và bẩy lấy răng khôn ra khỏi hàm. Cuối cùng khâu vết mổ lại và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
Phương pháp này được đánh giá là có chi phí rẻ tuy nhiên lại tốn khá nhiều thời gian, bệnh nhân mỏi miệng khi phải há lâu và có thể gây nên biến chứng.
1.2 Phương pháp sóng siêu âm Piezotome
Phương pháp nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome có nhiều ưu điểm nổi trội như không gây đau, chảy máu và không gây biến chứng.
Đây được coi là phương pháp tân tiến nhất hiện nay. Thông qua các biến điệu của tần số sóng siêu âm chọn lọc, các mũi khoan mỏng và mảnh tác động trực tiếp lên phần mô cứng của vùng nhổ răng, làm đứt dây chằng chân răng và tách phần nướu khỏi chân răng. Sau khi đã tách nướu khỏi chân răng, răng khôn được gắp ra khỏi hàm, sóng siêu âm khoá mạch máu nhanh chóng, giúp hạn chế sưng viêm.
Phương pháp sóng siêu âm Piezotome có nhiều ưu điểm nổi trội như bóc tách mô nướu nhẹ nhàng, không gây tổn thương đến các mô mềm, không tác động vào dây thần kinh, thời gian phẫu thuật nhanh chóng chỉ khoảng 10 – 15 phút và có tác động khoá mạch máu tối ưu, bệnh nhân nhanh chóng quay trở lại công việc.
2. Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn là:
2.1 Chú ý về gạc cầm máu
Sau khi nhổ răng, bác sĩ đặt một miếng gạc lên vết thương của răng khôn để tiến hành cầm máu. Bệnh nhân cần cắn chặt miếng gạc, để tạo áp lực ép giúp cho máu ngừng chảy. Cũng cần lưu ý thêm không nên nói chuyện nhiều vì sẽ khiến miếng gạc bị lỏng ra, dẫn đến quá trình hình thành máu đông bị chậm lại.
Bệnh nhân không được dùng lưỡi, ngón tay hay các vật dụng để tác động vào chỗ nhổ răng hoặc xì mũi, hắt xì hay ho vì điều này sẽ khiến cho vết thương dễ chảy máu trở lại.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ đặt một miếng gạc lên vết thương của răng khôn để tiến hành cầm máu và hướng dẫn bệnh nhân cắn chặt gạc
2.2 Dùng thuốc giảm đau
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau và kháng sinh để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần tuân thủ hoàn toàn theo chỉ định của bác sĩ.
2.3 Súc miệng bằng nước muối
Bệnh nhân có thể pha nước muối ấm tại nhà hoặc dùng dung dịch Natri Clorid 0.9% để súc miệng vào sáng hôm sau khi nhổ răng. Chú ý không được súc mạnh, chỉ dùng lưỡi để đưa lại từ bên này sang bên kia, không chạm vào chỗ máu đông, sau đó nhẹ nhàng nhổ ra.
2.4 Lưu ý khi đánh răng
Sau khi nhổ răng khoảng 24h, bạn cần nhẹ nhàng chải lưỡi và răng, không dùng bàn chải tác động lên chỗ nhổ răng vì sẽ khiến chảy máu và cục máu đông chậm hình thành. Bệnh nhân vẫn có thể dùng chỉ nha khoa như bình thường, chỉ cần lưu ý không động đến khu vực mới nhổ răng khôn.
2.5 Chế độ nghỉ ngơi
Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cho cơ thể sớm phục hồi, cục máu đông nhanh hình thành và lợi được chữa lành.
– Không nên thực hiện bất kỳ bài tập thể chất nào trong vòng 24h.
– Gối cao đầu hơn bình thường một chút để không bị sặc bởi máu hoặc nước bọt.
– Không nằm nghiêng gây áp lực cho khu vực nhổ răng.
– Chú ý ngồi ở tư thế thẳng, không gập người xuống dưới hay thực hiện các thao tác mang vác vật nặng.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm tủy răng do sâu răng cho trẻ tại Thu Cúc TCI
Lưu ý không nên nằm nghiêng về phía bên nhổ răng khôn vì sẽ khiến cho vết nhổ răng chịu áp lực, dễ gây chảy máu trở lại
3. Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn
Chế độ ăn uống một trong những điều quan trọng bác sĩ sẽ dặn dò kỹ lưỡng bệnh nhân sau khi nhổ răng khôn.
3.1 Thực phẩm nên ăn
Bạn cần ưu tiên các đồ ăn mềm, dễ nuốt để không gây tổn thương cho khu vực vừa nhổ răng như cháo, súp, đồ ăn xay nhuyễn,….và các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể như sữa chua, trứng, sinh tố trái cây, rau xanh,…
3.2 Thực phẩm nên kiêng
– Đồ ăn chưa được chế biến kỹ, cứng hoặc dai, đồ ăn có tính axit vì dễ gây tổn thương
– Đồ ăn giòn, có vụn như bánh quy, đồ chiên rán…vì mảnh vụn dễ lọt vào phần ổ răng, gây nhiễm trùng.
– Thực phẩm nóng vì nhiệt độ cao sẽ khiến cục máu đông dễ bị tan.
– Đồ ăn, đồ uống ngọt vì chất đường dễ gây viêm và sưng tấy.
– Thuốc lá hay những đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia,…
>>>>>Xem thêm: Khi nào cần thực hiện tầm soát ung thư trực tràng?
Sau khi nhổ răng khôn, nên kiêng ăn đồ ăn giòn, có vụn như bánh quy, đồ chiên rán…vì mảnh vụn dễ lọt vào phần ổ răng, gây nhiễm trùng.
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những lưu ý sau khi nhổ răng khôn. Có thể thấy rằng, chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng khôn rất quan trọng để giúp cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Trong trường hợp hiện tượng đau nhức không thuyên giảm, máu chảy nhiều thì cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.