Cách phân biệt bệnh đường hô hấp trên và dưới

Các bệnh về đường hô hấp hiện nay khá phổ biến và nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách phân biệt đường hô hấp trên và dưới như nào. Dựa vào vị trí và giải phẫu mà chia thành các nhóm bệnh và có phương pháp điều trị khác nhau. Để hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt nhé.

Bạn đang đọc: Cách phân biệt bệnh đường hô hấp trên và dưới

1. Cấu tạo đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới

Hệ hô hấp sẽ có đường hô hấp trên và dưới, chúng sẽ có cấu tạo như sau:

1.1. Cấu tạo đường hô hấp trên

Những bệnh lý xảy ra tại miệng, họng, mũi, thanh quản và khí quản được gọi là bệnh đường hô hấp trên. Trong đó, những bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh hoặc vào thời điểm giao mùa phổ biến nhất là bệnh viêm họng, viêm xoang, cảm lạnh, viêm thanh quản,…

Những bệnh đường hô hấp trên thường lành tính và không kéo dài. Tuy nhiên, cấu tạo của đường hô hấp trên thường khá phức tạp. Nếu không được điều trị dứt điểm có thể chuyển sang mạn tính, đặc biệt là đối với bệnh viêm xoang. Bên cạnh đó, trường hợp trẻ nhỏ mắc viêm thanh quản kéo dài cũng có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

1.2. Đường hô hấp dưới

Đường hô hấp dưới bao gồm phế quản và phổi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh đường hô hấp dưới là do virus, vi khuẩn hay các loại nấm. Bệnh đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn so với các bệnh lý đường hô hấp trên, và nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Cách phân biệt bệnh đường hô hấp trên và dưới

Các bệnh về đường hô hấp hiện nay khá phổ biến và nhiều người mắc phải

2. Cách phân biệt bệnh đường hô hấp trên và dưới

Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh, chúng ta có thể phân biệt rõ sự khác nhau giữa các bệnh đường hô hấp trên và dưới như sau:

2.1. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh:

–  Bệnh đường hô hấp trên dễ mắc hơn so với đường hô hấp dưới. Nguyên nhân gây bệnh có thể do virus, vi khuẩn vi khuẩn Streptococcus pyogenes hay virus SARS-CoV-2,…gây ra

– Bệnh đường hô hấp dưới có thể do một số loại vi khuẩn, virus, nấm gây ra và có thể gây ra tình trạng viêm phổi khá nguy hiểm.

Để chẩn đoán bệnh chính xác, người bệnh cần thăm khám và bác sĩ sẽ chỉ định làm cận lâm sàng cần thiết để nhận biết rõ được những tổn thương tại các cơ quan này. Bên cạnh đó, có nhiều người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vậy, để kiểm soát bệnh một cách chính xác, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

2.2. Dựa vào triệu chứng bệnh:

– Triệu chứng phổ biến ở các bệnh đường hô hấp trên: Thời gian đầu, bệnh đường hô hấp trên thường gây ra những triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi. Nguyên nhân là do các vi khuẩn, virus tấn công cơ quan trong cơ thể và gây tăng tiết dịch nhầy. Những bệnh lý đường hô hấp trên thường gây sốt, tuy nhiên các trường hợp cảm lạnh lại thường không gây sốt.

Thông thường, triệu chứng bệnh đường hô hấp trên không kéo dài và ít gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trường hợp là trẻ nhỏ bị viêm thanh quản, cha mẹ không nên chủ quan bởi trẻ rất dễ bị khó thở, thở nhanh, thậm chí cơ thể tím tái. Đối với các trường hợp viêm nắp thanh quản gây khó thở, chảy nhiều nước dãi,…cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

– Triệu chứng thường gặp ở các bệnh đường hô hấp dưới: rất đa dạng và khá nguy hiểm. Có thể kể đến các triệu chứng như ho, đau tức ngực, thở nhanh, sốt, tiết nhiều dịch đờm. Các trường hợp viêm phổi có thể xuất hiện một số các biểu hiện như đau cơ, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh phụ khoa nữ giới làm tăng nguy cơ gây vô sinh

Cách phân biệt bệnh đường hô hấp trên và dưới

Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh, chúng ta có thể phân biệt rõ sự khác nhau giữa các bệnh đường hô hấp trên và dưới

3. Lưu ý khi bệnh đường hô hấp trở nên nghiêm trọng

Trong trường hợp không được kiểm soát tốt, những triệu chứng này rất dễ trở nặng và gây nguy hiểm đến người bệnh. Nếu thấy người bệnh xuất hiện một số biểu hiện dưới đây thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời:

– Chóng mặt.

– Khó thở.

– Đau tức ngực.

– Cơ thể tím tái.

Những đối tượng là trẻ nhỏ thì sẽ thường có triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Nếu không được xử trí kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng viêm phổi, thậm chí có thể gây tử vong.

Cách phân biệt bệnh đường hô hấp trên và dưới

>>>>>Xem thêm: U quái giáp buồng trứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Trong trường hợp không được kiểm soát tốt, những triệu chứng này rất dễ trở nặng và gây nguy hiểm đến người bệnh

4. Cách chăm sóc và bảo vệ đường hô hấp trên và dưới

Để chăm sóc và bảo vệ đường hô hấp luôn khỏe mạnh. Người bệnh cần thực hiện các điều như dưới đây:

– Đa phần các bệnh lý đường hô hấp là do virus gây ra, vì vậy cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh đường hô hấp. Đặc biệt hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng như khói, bụi, hóa chất và các loại chất dị ứng khác.

– Việc ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể và uống đủ nước mỗi ngày cũng rất cần thiết nhằm giúp tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.

– Giữ vệ sinh chung cũng là một trong những cách giúp tránh phát tán virus, vi khuẩn: sử dụng khăn giấy khi ho, hắt hơi và lau miệng, lau mũi để giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.

– Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng để loại bỏ được vi sinh vật xâm nhập.

– Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng giúp làm sạch và giảm viêm nhiễm hầu họng.

– Luyện tập các bài tập hít thở sâu để có thể lấy được tối đa khí oxy và loại bỏ cặn CO2 còn tồn đọng trong phổi.

Bài viết trên đây đã giúp bạn biết cách phân biệt bệnh đường hô hấp trên và dưới. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh song trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu nếu mắc phải sẽ nguy hiểm hơn. Do vậy khi thấy các triệu chứng cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có có biện pháp điều trị, can thiệp y tế khi cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *