Thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Vì vậy, việc tiêm vắc xin thủy đậu thường được thực hiện từ sớm, đối với trẻ em. Hệ miễn dịch còn kém, đề kháng chưa hoàn thiện khiến cơ thể trẻ có thể sinh ra một số phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu. Đó là những phản ứng nào, cần chú ý điều gì? Các bậc phụ huynh quan tâm, hãy tham khảo thông tin sau đây.
Bạn đang đọc: Những phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu và một vài điều bạn nên biết
1. Thủy đậu và tiêm vắc xin thủy đậu ở trẻ em
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, thông qua giọt bắn, dịch từ mũi, họng của người bệnh tới người lành. Bệnh đặc điểm dễ lây lan. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2 tuần nên người bệnh dễ chủ quan và làm lây cho người xung quanh.
Virus Varicella Zoster là chủng virus gây bệnh thủy đậu. Virus này phát triển mạnh nhất vào mùa Đông – Xuân và có thể tấn công nhiều đối tượng, độ tuổi. Tuy nhiên, người có nguy cơ bị virus tấn công cao nhất là trẻ em – nhóm có miễn dịch kém, đề kháng chưa hoàn thiện.
Thủy đậu xuất hiện với triệu chứng điển hình là các mụn nước nhỏ, phồng rộp trên da, niêm mạc, chứa dịch đục bên trong. Bệnh nhân phát bệnh còn kèm theo một vài triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, đau người, có hạch sau tai,…
Thủy đậu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và có thể để lại biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe, thẩm mỹ
Sau khi mụn nước đã vỡ, người bệnh cần phải được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ những vùng da đó để tránh nhiễm trùng, gây sẹo. Biến chứng của thủy đậu cũng rất nghiêm trọng, có thể bao gồm viêm phổi, viêm màng não, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm cầu thận, Zona thần kinh,… Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở những ngày cuối của thai kỳ, em bé sinh ra rất dễ bị ảnh hưởng, khả năng nhiễm bệnh cao, dị tật sau sinh.
2. Những phản ứng sau tiêm thủy đậu và một số lưu ý
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, chúng ta cần thực hiện tiêm vắc xin từ sớm. Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm được vắc xin thủy đậu.
Vắc xin thủy đậu có 3 loại chính là vắc xin Varicella, Varivax, Varilrix. Những loại vắc xin này đều có điểm chung đó là được điều chế từ virus Varicella Zoster sống, sau đó được giảm độc lực. Vì vậy, khi đưa vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể tự nhiên, những vắc xin này cũng ít nhiều gây ra một vài phản ứng phụ.
2.1. Một vài phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu
Những phản ứng phụ sau tiêm sẽ xuất hiện trong khoảng từ 1-2 tuần. Khi vắc xin được tiêm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ nhận được tín hiệu có “kẻ xâm nhập” từ bên ngoài. Tế bào bạch cầu được phát tán và di chuyển đến vị trí tiêm, tạo ra phản ứng sưng, đau, cứng tại vị trí đó. Đồng thời, kháng thể được tạo ra, làm xuất hiện một số phản ứng phụ tạm thời như:
– Sốt, đau nhức khắp cơ thể, luôn có cảm giác mệt mỏi.
– Phát ban đỏ.
– Mất ngủ, buồn nôn.
– Ngạt mũi, sổ mũi, viêm họng nhẹ.
– Đau đầu.
– Tiêu chảy.
Ngoài những triệu chứng trên, tác dụng phụ của vắc xin thủy đậu còn bao gồm dị ứng, sốc phản vệ. Tuy nhiên, những trường hợp thường rất hiếm.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin phòng bệnh thủy đậu – vắc xin thủy đậu Varivax
Phản ứng phụ sau tiêm thủy đậu là bình thường và không có gì đáng ngại
Với những trường hợp sau tiêm, bạn gặp các vấn đề về rối loạn đông máu, chức năng tim, gan, thận,… cần liên hệ nhanh nhất với đơn vị tiêm chủng hoặc tới ngay những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện kiểm tra và đánh giá sức khỏe tổng quát.
2.2. Những lưu ý cần nắm rõ trước để hạn chế phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu
Một số trường hợp không nên hoặc cần tạm hoãn tiêm thủy đậu gồm:
– Người đang bị sốt, dị ứng, phát ban.
– Người đang gặp vấn đề với các bệnh cấp tính, mãn tính.
– Người có vấn đề về bạch cầu, hệ thống miễn dịch (ức chế miễn dịch, suy giảm miễn dịch).
– Người đã thực hiện tiêm chủng và có biểu hiện phản ứng, dị ứng với một hoặc một vài thành phần của vắc xin.
– Người đã thực hiện tiêm vắc xin giảm độc lực để phòng tránh các bệnh khác như sởi – quai bị – Rubella, cúm,… trong 1 tháng trước tiêm phòng thủy đậu.
Khi gặp các phản ứng phụ sau tiêm, bạn cần bình tĩnh theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe, hoặc được người thân hỗ trợ.
– Không tùy tiện bôi, đắp, tác động bất kỳ hình thức nào lên vị trí tiêm khi cảm thấy căng tức, đau, rát, ngứa tại đó.
– Không tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc người đang nằm trong diện nghi nhiễm.
– Không sử dụng các loại vắc xin khác trong ít nhất 1 tháng kể từ khi tiêm thủy đậu.
– Khi có phản ứng bất thường, kéo dài quá 2 tuần, cần tới khám và nhận chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
>>>>>Xem thêm: Cần lưu ý tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu
Khi các phản ứng phụ diễn ra một cách bất thường, điều đầu tiên cần làm là thông báo và nhận hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa
Ngoài ra, việc lựa chọn địa chỉ thực hiện tiêm chủng cũng rất quan trọng. Bạn có thể thực hiện tiêm ngừa thủy đậu tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI – đơn vị tiêm chủng được cấp phép và được đông đảo người dân tin tưởng tìm đến.
Tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, khách hàng tới tiêm sẽ được hướng dẫn chi tiết quy trình tiêm chủng. Không gian sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh không những giúp khách hàng cảm thấy yên tâm mà còn thấy thoải mái khi tiêm phòng. Vắc xin được nhập khẩu, nguồn gốc rõ ràng, công khai hạn sử dụng và liều lượng, được bảo quản theo quy trình riêng đảm bảo chất lượng, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu tiêm chủng hiện nay.
Chưa dừng lại ở đó, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI còn tự động nhắc lịch tiêm, lưu giữ lịch tiêm, giúp khách hàng tra cứu dễ dàng trên cổng thông tin Hệ thống tiêm chủng quốc gia. Mỗi mũi tiêm đều được lưu lại, khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm và được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao, đảm bảo an toàn. Tiêm chủng tại Phòng tiêm Thu Cúc TCI sẽ an toàn hơn ở các phòng tiêm chủng độc lập vì luôn có các phòng khám chuyên khoa thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hỗ trợ.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã cảm thấy yên tâm hơn về phản ứng phụ sau tiêm thủy đậu. Đồng thời, hy vọng các bạn có thể sáng suốt lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín, hỗ trợ tối đa để quá trình tiêm vắc xin được diễn ra thuận lợi, đem lại hiệu quả tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.