Hàn răng thẩm mỹ: Những phương pháp và lưu ý khi thực hiện?

Hàn răng thẩm mỹ là phương pháp thẩm mỹ răng giúp tái tạo lại hàm răng bền đẹp và chắc khỏe. Đây được xem là phương pháp phổ biến và áp dụng nhiều tại các nha khoa giúp khắc phục các khuyết điểm của răng. Vậy hàn trám răng thẩm mỹ là gì? Những lưu ý khi thực hiện hàn răng? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua những thông tin ở bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Hàn răng thẩm mỹ: Những phương pháp và lưu ý khi thực hiện?

1. Hàn răng thẩm mỹ là gì?

Hàn răng là thuật ngữ nha khoa không còn xa lạ với mọi người. Hàn răng hay còn có tên gọi khách là trám răng. Phương pháp này giúp khắc phục các khuyết điểm của răng, bù đắp các khoảng trống của răng nhằm khôi phục và bảo vệ những chiếc răng bị hư hỏng trở nên hoàn hảo, cải thiện chức năng ăn nhai tự nhiên của răng, đồng thời giúp người bệnh sở hữu nụ cười tự tin, khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, hàn răng còn là cách giúp ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn lên bề mặt răng bị sâu, sứt mẻ một cách hiệu quả. Phương pháp này được đánh giá là an toàn và không gây ảnh hưởng cũng như tác động đến cấu trúc của răng. Do đó, nó sẽ giúp cải thiện tình trạng răng sâu, hạn chế tình trạng tái sâu răng, giữ được tính thẩm mỹ.

Hàn răng thẩm mỹ: Những phương pháp và lưu ý khi thực hiện?

Hàn răng là phương pháp này giúp khắc phục các khuyết điểm của răng, bù đắp các khoảng trống của răng nhằm khôi phục và bảo vệ những chiếc răng bị hư hỏng.

2. Những trường hợp nào cần phải thực hiện hàn răng thẩm mỹ?

2.1 Hàn răng thẩm mỹ với những trường hợp răng sâu

Sâu răng là nguyên nhân gây ra các lỗ hổng trên răng do vi khuẩn đục khoét răng, các vi khuẩn này có khả năng phá hoại và lây lan sang các răng khác nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm.

Do đó, để bảo vệ răng và những răng còn lại, việc điều trị và hàn răng sâu là phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai bị sâu răng đều thực hiện hàn trám răng thẩm mỹ được. Người bệnh cần phải được bác sĩ kiểm tra và đánh giá và mức độ và tình trạng răng sâu, nếu nhẹ chỉ cần theo dõi còn nếu nặng thì bạn cần phải hàn trám ngay.

2.2 Hàn răng thẩm mỹ với răng bị sứt, mẻ

Với các trường hợp răng bị sứt, mẻ ở mức độ nhẹ có thể dùng các biện pháp phục hồi như hàn trám để khắc phục. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng và mức độ mà bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn các vật liệu hàn sao cho hợp lý.

2.3 Răng bị thưa, mòn răng

Có nhiều trường hợp khách hàng răng bị thưa, kẽ răng bị hở ở mức độ nhẹ thì có thể lựa chọn phương pháp thẩm mỹ răng như hàn gắn răng để khắc phục. Việc hàn răng sẽ giúp bạn sở hữu nụ cười tự tin và rạng rỡ.

Tình trạng mòn răng có thể do nhiều nguyên nhân như: đánh răng không đúng cách hoặc tác động từ bên ngoài gây tình trạng men răng ở cổ bị mòn dần. Lúc này, răng sẽ trở nên nhạy cảm, ê buốt, đau nhức. Việc hàn trám răng sẽ giúp răng tạo lớp bên ngoài và bảo vệ răng.

Hàn răng thẩm mỹ: Những phương pháp và lưu ý khi thực hiện?

Với các trường hợp răng bị sứt, mẻ ở mức độ nhẹ có thể dùng các biện pháp phục hồi như hàn trám để khắc phục.

3. Những phương pháp hàn răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có 2 phương pháp hàn răng chính.

– Hàn răng bằng phương pháp trực tiếp được thực hiện trực tiếp trên răng cần hàn sau khi được thăm khám và chỉ định điều trị. Với phương pháp này, bác sĩ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ răng cần trám và cho vật liệu trực tiếp vào khoảng trống cần hàn và tiến hành hàn trám răng thẩm mỹ.

– Hàn răng thẩm mỹ gián tiếp: Đây là kỹ thuật trám răng inlay/onlay, kỹ thuật này được áp dụng với những trường hợp răng bị lỗ sâu lớn và mô răng bị khuyết điểm nhiều. Phương pháp này khi thực hiện sẽ thời gian sẽ kéo dài hơn vì bệnh nhân sau khi khám xong sẽ được bác sĩ tạo xoang hàn, lấy dấu răng. Sau khi bác sĩ có mẫu dấu răng sẽ tiến hành gửi labo để chế tạo miếng hàn theo khuôn răng của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được tiến hành hàn răng theo lịch hẹn của bác sĩ, miếng hàn được cố định trên răng và mang lại tính hiệu quả và thẩm mỹ cao cho khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Răng khôn bị viêm tủy nguy hiểm như thế nào?

Hàn răng thẩm mỹ: Những phương pháp và lưu ý khi thực hiện?

Với hàn răng trực tiếp, bác sĩ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ răng cần trám và cho vật liệu trực tiếp vào khoảng trống cần hàn và tiến hành hàn trám răng thẩm mỹ.

4. Những lưu ý trước và sau khi hàn răng

Trám răng là kỹ thuật tuy không quá phức tạp nhưng để đạt tính hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trước và sau khi thực hiện.

4.1 Trước khi thực hiện hàn trám răng

– Bệnh nhân cần tuân thủ làm sạch răng miệng bằng cách đánh răng đúng cách, súc miệng để giúp miệng luôn sạch sẽ, đảm bảo quá trình hàn răng diễn ra an toàn.

– Trong khi thực hiện hàn răng, nếu bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu cần phải thông báo ngay với bác sĩ.

4.2 Lưu ý sau khi thực hiện hàn răng

– Sau khi thực hiện hàn răng, trong khoảng thời gian 2h đầu không nên ăn uống bởi vật liệu trám cần có thời gian đông đặc và khô hoàn toàn. Do đó, trong vòng 2h đầu sau khi thực hiện, bệnh nhân cần tránh ăn uống để chất hàn được liên kết chặt chẽ với mô răng.

– Hạn chế ăn các thực phẩm cứng: Việc ăn uống những đồ ăn quá cứng sẽ khiến cho răng bạn phải làm việc nhiều, sử dụng lực nhai làm cho miếng hàn dễ bị bong. Do đó bạn cần hạn chế đồ ăn quá cứng đề đảm bảo độ bền và tuổi thọ của miếng hàn răng.

– Tránh đồ ăn quá nóng: Đồ ăn nóng cũng có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến miếng trám răng.

– Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải có sợi lông mềm, súc miệng bằng nước sạch và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để giữ miệng luôn sạch sẽ, thơm tho.

Hàn răng thẩm mỹ: Những phương pháp và lưu ý khi thực hiện?

>>>>>Xem thêm: Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?

Đồ ăn nóng cũng có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến miếng trám răng.

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng các bạn đã có những kiến thức về phương pháp thẩm mỹ răng bằng kỹ thuật hàn, trám răng. Nếu muốn thực hiện hàn răng bạn cần lựa chọn những cơ sở bệnh viện có uy tín hay các phòng khám nha khoa có máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *