Bị nhiệt miệng liên tục nên xử lý như thế nào?

Nhiệt miệng là vấn đề thường gặp ở nhiều người và đa phần các vết loét đều có thể tự khỏi sau vài ngày. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nhiệt miệng gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là trong việc ăn uống. Vậy khi bị nhiệt miệng liên tục nên xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời phù hợp!

Bạn đang đọc: Bị nhiệt miệng liên tục nên xử lý như thế nào?

1. Bạn đã biết gì về nhiệt miệng?

Nhiệt miệng hay còn được gọi là loét miệng, loét áp tơ, là một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông, phát triển phía bên trong mô mềm của má, môi, bên dưới lưỡi và phía trên nướu. Các vết loét này sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau đó tự lành và không để lại sẹo.

Vết loét của nhiệt miệng thường có kích thước nhỏ (dưới 1mm) và gây đau dễ khiến cho người bệnh ăn uống khó khăn và nói chuyện thiếu thoải mái. Nhiệt miệng bắt đầu bằng việc xuất hiện một hoặc vài đốm trắng nhỏ, đau và hơi gồ lên phía trong niêm mạc của miệng. Sau đó đốm trắng này to dần lên, vài ngày sau sẽ vỡ ra và tạo nên vết loét. Mặc dù không gây đau đớn nhưng vết loét này ảnh hưởng tới chế độ ăn uống và cản trở giao tiếp đối với người bệnh.

Thông thường nhiệt miệng có 2 loại chính bao gồm:

– Vết loét đơn giản: Chúng xuất hiện từ 3 – 4 lần/ năm và có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Bất kỳ ai cũng có thể mắc loại vết loét này nhưng chúng thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 10 đến 20.

– Vết loét phức tạp: Loại này ít gặp hơn nhưng khá phổ biến ở những người thường xuyên mắc phải trước đó.

Bị nhiệt miệng liên tục nên xử lý như thế nào?

Vết loét của nhiệt miệng thường có kích thước nhỏ (dưới 1mm) và gây đau dễ khiến cho người bệnh nói chuyện thiếu thoải mái

2. Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng nhiệt miệng liên tục

2.1. Bị nhiệt miệng liên tục nguyên nhân do đâu?

Nhiệt miệng có thể gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này:

– Thường xuyên ăn đồ cay, nóng: Đây là sở thích của nhiều người, tuy nhiên ăn quá nhiều đồ cay, nóng có thể thường xuyên gây nên tình trạng nhiệt miệng.

– Chăm sóc răng miệng sai cách: Đánh răng quá nhiều, quá mạnh tay hay sử dụng sản phẩm kem đánh răng không phù hợp cũng là nguyên nhân gây nên nhiệt miệng.

– Suy yếu hệ thống miễn dịch.

– Stress

– Thay đổi nội tiết tố (đối với nữ giới).

– Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, thiếu hụt các loại vitamin như kẽm, B12, sắt hay axit folic.

– Do vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng: Helicobacter pylori.

– Do thức ăn nhạy cảm, đặc biệt là sô-cô-la, cà phê, dâu tây, phô mai và nhiều thực phẩm có vị chua.

Ngoài ra, nhiệt miệng có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác.

Tìm hiểu thêm: Viêm tai giữa trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Bị nhiệt miệng liên tục nên xử lý như thế nào?

Stress có thể gây nên tình trạng nhiệt miệng thường xuyên

2.2. Nhiệt miệng liên tục làm sao để xử lý dứt điểm?

Để điều trị dứt điểm nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

– Súc miệng sạch sẽ để rửa sạch vi khuẩn. Một số nước súc miệng có thể làm tại nhà như: Baking soda, nước ép lô hội,.. súc miệng trong khoảng từ 10 đến 15 giây mỗi lần.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất như: Sắt, Vitamin B12, kẽm, acid folic,…

– Sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng như: Benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide,…

– Hạn chế ăn đồ cay nóng, món nướng, rán hoặc những món cay.

– Sử dụng trà để chữa nhiệt miệng: Các hoạt chất tannin có trong trà có thể làm dịu cơn đau và giúp giảm viêm.

– Một số các dược liệu có thể bổ sung vào quá trình điều trị nhiệt miệng như: Mật ong, nước ép rau ngót, nước dừa,…

Nếu đã sử dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng không thuyên giảm bạn hãy tìm đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Bị nhiệt miệng liên tục nên xử lý như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Các bệnh lý tai mũi họng thường gặp

Hạn chế ăn đồ cay nóng, món nướng, rán hoặc những món cay để giảm nguy cơ mắc nhiệt miệng

3. Cách phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng thì biện pháp hữu hiệu nhất chính là hạn chế tối đa các nguy cơ, trong đó một số biện pháp bao gồm:

– Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Tránh làm việc quá sức và duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp giúp hạn chế nhiệt miệng.

– Tập thể dục đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe.

– Sử dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, nước ép hoa quả và hạn chế các đồ ăn cay, nóng.

– Giảm căng thẳng thông qua các bài yoga, thái cực quyền, thiền,…

Tình trạng nhiệt miệng thường xuyên gặp phải đối với nhiều người, do đó để hạn chế và điều trị dứt điểm tình trạng này bạn hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Nếu tình trạng nhiệt miệng xảy ra liên tục hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *