Đau vai gáy do đâu?làm thế nào để phòng ngừa đau vai gáy

Đau vai gáy là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đau vai gáy do đâu và làm thế nào để phòng ngừa đau vai gáy hiệu quả.

Bạn đang đọc: Đau vai gáy do đâu?làm thế nào để phòng ngừa đau vai gáy

1. Nguyên nhân gây đau vai gáy?

Nguyên của đau vai gáy rất nhiều, tùy theo các biểu hiện đau, vị trí đau và qua các biện pháp thăm khám mà bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh. Triệu chứng đau vai gáy có thể là nguyên nhân của nhiều loại bệnh lý về cột sống cổ, thần kinh vận động.

1.1. Thoái hóa cột sống cổ

Đau vai gáy do đâu?làm thế nào để phòng ngừa đau vai gáy
Đau vai gáy có thể do thoái hóa đốt sống cổ

Theo các chuyên gia thì có đến 70-80% trường hợp bị đau vai gáy là do thoái hóa cột sống, thoái hóa các khớp liên đốt, liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp chèn ép các rễ và các dây thần kinh cột sống cổ. Triệu chứng cứng cổ đau mỏi vai gáy có thể là triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ. Bệnh lý này thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên (trên 40 tuổi).

Tổn thương thần kinh cảm giác và thoát vị đĩa đệm chèn thần kinh vận động

Đau cột sống cổ kèm tê 2 tay liên tục kéo dài từ cổ xuống vai cánh tay cẳng tay và bàn tay, có thể là dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh. Cảm giác tê phải liên tục theo đường chi phối của dây thần kinh khiến ta cảm thấy rõ đường đi của dây thần kinh.

1.2. Co thắt cơ cột sống cổ

Sau một buổi sáng thức dậy, đau một bên cổ khiến ta xoay cổ khó khăn, cơn đau rất dữ dội làm chúng ta phải nghiêng người giữ nguyên cổ ở một tư thế là triệu chứng của co thắt cơ cột sống cổ.

Dạng biểu hiện nhẹ hơn của bệnh lý này là đau 2 bên cổ lan lên 2 bên đầu và xuống 2 vai. Khi làm động tác nhún vai ta cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Nguyên nhân của co thắt cơ là do ta dùng cơ (cơ thang, nhóm cơ dựng sống cổ, cơ ức đòn chủm) trong thời gian dài dẫn tới quá sức chịu đựng của cơ.

1.3. Rối loạn khớp bả vai lồng ngực

Cơn đau giảm khi ta ưỡn ngực đẩy 2 vai ra sau. Đây là biểu hiện rối loạn khớp bả vai lồng ngực. Bệnh lý này xuất hiện do tư thế dạng vai liên tục trong thời gian này khiến các cơ hoạt động quá mức dẫn đến mỏi, đau.

1.4. Viêm co rút bao khớp vai

Tìm hiểu thêm: Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người bị thoái hóa khớp gối

Đau vai gáy do đâu?làm thế nào để phòng ngừa đau vai gáy
Viêm co rút bao khớp vai cũng gây đau vai gáy

Bệnh lý ở khớp vai nhiều khi là nguyên nhân gây triệu chứng đau dai dẳng và bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác ở vùng cổ. Triệu chứng còn biểu hiện nặng hơn khiến vai không thể hoạt động được như không thể chải đầu, hay đưa tay ra sau lấy ví hoặc gài áo, cảm giác như khớp vai bị đông cứng lại. Đó là biểu hiện của bệnh lý viêm co rút bao khớp vai.

1.5. Rách gân cơ chóp xoay trong khớp vai

Đau khớp vai nhưng vẫn hoạt động tốt mọi tư thế riêng, nhưng với tư thế đưa tay lên lấy đồ vật trên cao thì không thể làm được hoặc cần hỗ trợ bằng cách nghiêng người. Nguyên nhân rách có thế do chấn thương ở khớp vai hoặc do biến dạng xương mỏm cùng ở khớp vai cấn xé rách gân chóp xoay.

2. Phòng ngừa đau vai gáy bằng cách nào?

Đau vai gáy do đâu?làm thế nào để phòng ngừa đau vai gáy

>>>>>Xem thêm: Gãy xương mác bao lâu tập đi được và cách dùng nạng gỗ

Đau vai gáy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc, chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi vì chứng đau nhức thất thường. Cần lưu ý đến cách phòng ngừa đau vai gáy với những vấn đề như sau:

  • Không nên ngồi quá lâu một tư thế. Nên vận động thường xuyên, đi lại nhiều lần sau 45 phút làm việc, có thể vận động cổ, xoa bóp giúp máu lưu thông dễ dàng tại vùng gáy.
  • Chú ý làm việc, đọc sách, xem phim đúng tư thế. Nên tựa lưng vào gối hoặc vào tường khi xem ti vi, đọc sách.
  • Khi ngủ không gối đầu quá cao để máu lưu thông dễ dàng.
  • Vận động và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, nên tập các môn bơi lội để phòng tránh bệnh đau nhức, bệnh xương khớp.
  • Do nguyên nhân đau vai gáy là do ăn uống không đủ chất, thiếu canxi nên người bệnh dễ bị loãng xương. Vì thế, nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi là điều cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *