Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng dễ mắc bệnh đau dạ dày. Cơn đau có thể nhẹ nhưng cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý. Khi trẻ bị đau dạ dày cần đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Bạn đang đọc: Trẻ bị đau dạ dày: Nguyên nhân, cách chữa trị
1. Tại sao trẻ bị đau dạ dày?
Nguyên nhân khiến trẻ em bị đau dạ dày có thể do:
– Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện hết các chức năng, cộng với sức đề kháng kém nên các loại vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập, sinh sôi và phát triển các mầm bệnh nguy hiểm cho hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày.
– Những trẻ có cha mẹ hoặc người thân gần bị mắc bệnh liên quan đến dạ dày thì cũng có khả năng cao mắc bệnh dạ dày hơn so với trẻ khác. Một mặt có thể do yếu tố di truyền, mặt khác có thể do cùng giống trong 1 nếp sinh hoạt ăn uống như nhau khiến cho cả cha mẹ và con cái cùng mắc bệnh dạ dày.
Chế độ ăn uống không phù hợp với độ tuổi cũng khiến trẻ đau dạ dày
– Do vi khuẩn HP, một loại vi khuẩn có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày đã xâm nhập vào cơ thể trẻ. Sau khi vào đến dạ dày, loại vi khuẩn này sẽ kí sinh trong các niêm mạc dạ dày và phát triển, phá hủy niêm mạc thành các ổ viêm nhiễm, lâu dần sẽ hình thành các vết loét dạ dày. Những thương tổn này sẽ khiến cho trẻ bị đau đớn và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm hơn như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư,…
– Cha mẹ vô tình lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác vì thói quen mớm đồ ăn cho trẻ. Việc làm này sẽ làm lây truyền những loại vi khuẩn sang cho trẻ, nhất là những loại vi khuẩn trong đường tiêu hóa, từ đó hình thành nên bệnh đau dạ dày.
– Trẻ có thói quen ăn uống không hợp lý cũng là một nguyên nhân khiến cho trẻ đau dạ dày. Ăn quá nhiều dầu mỡ khiến trẻ bị khó tiêu, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Ăn nhiều đồ cay nóng có thể khiến hủy hoại niêm mạc dạ dày. Ăn quá nhiều, nhai không kỹ, ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến cho dạ dày của trẻ bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân khiến trẻ đau dạ dày có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp, thức ăn không đúng với lứa tuổi của trẻ. Do trẻ học hành quá tải, lo lắng nhiều dẫn tới bị stress.
Có nhiều trường hợp cha mẹ bắt trẻ ăn quá nhiều dẫn tới không kịp tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới đau dạ dày ở trẻ.
Trường hợp trẻ đau dạ dày còn do sử dụng nhiều thuốc gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
2. Dấu hiệu nhận biết, cách chữa cho trẻ đau dạ dày
2.1. Dấu hiệu gì chứng tỏ trẻ bị đau dạ dày
Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Một số trường hợp đau ở thượng vị nhưng cũng có trường hợp đau ở quanh rốn. Nhiều cha mẹ lầm tưởng bé đau bụng do giun nên đã tẩy giun cho bé nhưng không khỏi.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt có nên bật quạt không?
Khi bị đau dạ dày, trẻ sẽ có triệu chứng đau bụng, nôn và buồn nôn
Thời gian bé đau bụng có thể là sau khi ăn, gần trưa hoặc chiều. Có một số trường hợp đau bụng vào ban đêm, mỗi cơn đau kéo dài hơn chục phút hoặc vài giờ.
Nôn và buồn nôn: Khi trẻ đau dạ dày sẽ kèm theo dấu hiệu nôn hoặc buồn nôn. Tuy nhiên triệu chứng này ít gặp ở trẻ lớn.
2.2. Cách xử trí tình trạng trẻ bị đau dạ dày
Cơ thể của trẻ nhỏ vốn yếu và cần được bảo vệ. Cha mẹ không được tự áp dụng những cách tự chữa trị đau dạ dày tại nhà mà không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nhất là không nên sử dụng các bài thuốc nam, thuốc đông y chưa qua kiểm chứng mà chủ truyền miệng trong dân gian. Thay vào đó, để chữa trị một cách an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: Nội soi dạ dày, xét nghiệm vi khuẩn HP, cùng nhiều xét nghiệm liên quan đến tiêu hóa khác để được chẩn đoán chính xác bệnh trạng và đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý với trẻ.
– Đối với những trẻ đau dạ dày do bị nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau an toàn nhằm giảm bớt cảm giác đau cho trẻ. Bác sĩ cũng có thể xây dựng phác đồ điều trị cho trẻ bằng kháng sinh để tiêu diệt hết vi khuẩn HP trong dạ dày. Cha mẹ cần tuân thủ chế độ điều trị một cách chặt chẽ, đảm bảo trẻ được dùng thuốc đúng theo đơn kê với liều lượng nhất quán. Phụ huynh không được thêm hoặc bớt liều lượng hoặc kết hợp với những loại thuốc khác có thể gây ra tác dụng phụ.
– Nếu nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ là do thói quen ăn uống không hợp lý khoa học thì ngay lập tức cha mẹ cần xem xét và điều chỉnh lại chế độ ăn uống, ngủ nghỉ cho trẻ. Cụ thể:
+ Cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung nhiều vitamin, muối khoáng, chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
+ Hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm không tốt, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày như: Các loại đồ ăn nhiều vị chua, cay. Thực phẩm chế biến sẵn đóng hộp như xúc xích, thịt nguội…, bún, miến, đồ cứng như sườn sụn, nước ngọt có ga,…
+ Không để trẻ vừa ăn vừa uống, nhất là uống những loại nước có ga.
+ Nên chia nhỏ những bắt ăn thành các bữa phụ thay vì cho trẻ ăn một lần quá nhiều thứ, quá no để làm giảm bớt gánh nặng của dạ dày cũng như hệ tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc chữa đau dạ dày để cải thiện sớm bệnh
Khi trẻ bị đau dạ dày, cha mẹ có thể áp dụng những cách chữa bệnh cho trẻ đơn giản dau đây:
Chườm ấm: Để giảm sự khó chịu ở dạ dày có thể sử dụng một chai nước ấm hoặc tắm nước ấm cho trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Xoa bóp: Việc xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ bằng dầu ấm hoặc dầu oliu theo chiều kim đồng hồ quanh bụng có thể khiến giảm những cơn đau dạ dày.
Nước gừng và mật ong: Tinh chất ấm nóng trong gừng có thể giúp giảm các cơn đau dạ dày cho trẻ. Cha mẹ có thể pha ¼ muỗng cà phê nước gừng tươi cùng ½ muỗng cà phê mật ong. Cho trẻ uống 2 lần/ ngày để giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi…Tuy nhiên không nên cho trẻ dưới 2 tuổi uống mật ong pha gừng.
Trong trường hợp những cơn đau dạ dày ở trẻ kéo dài, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc. Lưu ý nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để có loại thuốc uống phù hợp với độ tuổi của trẻ, tránh các phản ứng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống đúng cách cũng giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày của bé. Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi ngon. Hạn chế các thức ăn béo, nhiều dầu mỡ, các loại gia vị, thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn, đóng hộp…Cần cho trẻ ăn theo đúng độ tuổi, ăn chậm, nhai kỹ…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.