Amidan bị sưng là bệnh gì? Và cách khắc phục

Amidan bị sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm như viêm amidan, ung thư amidan… Vì thế bạn cần trang bị cho mình biện pháp khắc phục.

Bạn đang đọc: Amidan bị sưng là bệnh gì? Và cách khắc phục

1. Tìm hiểu amidan bị sưng là bệnh gì và nguyên nhân, triệu chứng đi kèm

Amidan là bộ phận thuộc đường hô hấp, là tên gọi của hệ thống tổ chức lympho, có vai trò miễn dịch và ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập. Khi phát hiện vi khuẩn, bộ phận này lập tức tạo ra kháng thể hoặc thực bào các men sinh hóa để tiêu diệt, không để vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể. Tuy nhiên, amidan lại là cơ quan dễ bị tổn thương nhất do nằm ở 2 bên hầu họng.

Nếu amidan bị sưng to kéo dài, có thể bạn đã mắc những bệnh lý sau:

– Viêm amidan: Bệnh thường gây ra các cơn ho, đau rát họng, khàn giọng, sốt, đau đầu, nổi hạch ở cổ… Viêm amidan do virus gây ra có thể khỏi sau 7 – 10 ngày. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra có thể làm phát sinh các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm màng tim, thấp khớp…

– Sỏi amidan: Bệnh gây ra do canxi và bã thức ăn thừa tồn đọng bên trong kẽ amidan, theo thời gian phát triển thành sỏi. Lâu dần sỏi phát triển to và khiến amidan sưng to đỏ, gây hôi miệng và sâu răng.

– Ung thư amidan: Đây là loại bệnh ít khi gặp, thường làm cho amidan sưng to, kích thước 2 bên amidan không đều, gây khó thở, đau cổ họng, khó nuốt, nước bọt có máu…      

1.1. Tại sao amidan bị sưng?

Sưng amidan có thể là do vi khuẩn gây ra làm nhiễm trùng cổ họng, đó là:

– Adenovirus: Đây là loại virus gây cảm lạnh, viêm họng và viêm phế quản

– Virus Herpes simplex 1 (HSV-1): Loại virus này có thể gây ra loét và mụn nước trên amidan.

– Cytomegalovirus (CMV, HHV-5): Loại này thường xuất hiện ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

– Rubella: Đây là virus sởi ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp, dễ lây qua đường nước bọt và dịch nhầy của người mắc bệnh sởi.

Amidan bị sưng là bệnh gì? Và cách khắc phục

Amidan sưng to khi virus, vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng

 Chính vì sưng amidan lâu không khỏi mà gây ra bệnh viêm amidan. Đặc biệt nếu có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém, nhạy cảm với thời tiết, amidan sẽ bị tổn thương nặng và sưng to hơn.

1.2. Amidan bị sưng sẽ có biểu hiện như thế nào?

Thông thường, sưng amidan có thể đi kèm với những dấu hiệu sau đây:

– Cổ họng đau rát

– Khó nhai nuốt thức ăn

– Đau đầu, mệt mỏi

– Sốt

– Hôi miệng, hơi thở có mùi

Amidan bị sưng là bệnh gì? Và cách khắc phục

Đau rát cổ họng là một trong những biểu hiện thường thấy của sưng amidan

Thực tế, sưng amidan thường gây ảnh hưởng tiêu cực tới thể trạng sức khỏe, nhưng nếu để tình trạng kéo dài mà không can thiệp điều trị, bệnh sẽ chuyển biến phức tạp và có biến chứng nguy hiểm, như:

– Biến chứng cục bộ: Loét khe amidan, viêm họng mạn tính, viêm tấy thành họng, sỏi amidan

– Biến chứng gần: viêm hạch cổ mạn tính, viêm xoang mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa

– Biến chứng xa: viêm thận, viêm khớp,…

2. Cách khắc phục khi amidan bị sưng

Khi amidan sưng to, điều đó có nghĩa là amidan đã bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên tiến hành các biện pháp khắc phục sau:

– Chẩn đoán bệnh: Khi nhận thấy những biểu hiện bất thường của amidan bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được tiến hành khám và chẩn đoán chính xác. Viêm amidan do liên cầu khuẩn và ung thư amidan sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bạn nếu không kịp thời điều trị.

– Áp dụng các phương pháp điều trị: Sau khi tiến hành chẩn đoán bệnh qua việc kiểm tra, khám kỹ càng mức độ sưng của amidan, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh. Sử dụng thuốc kháng sinh để làm giảm triệu chứng sưng đau; phẫu thuật loại bỏ sỏi hoặc cắt amidan trong trường hợp amidan phì đại, sỏi to gây khó thở cho bệnh nhân.

– Áp dụng các mẹo dân gian: 

Rau húng tần: Đem rau húng tần rửa sạch, hấp đường phèn cách thủy 10 phút, bỏ bã lấy nước uống 2 lần/ngày. Rau húng tần có vị cay, tác dụng giải độc, tiêu đờm, thanh nhiệt giúp loại bỏ các triệu chứng viêm amidan.

Tìm hiểu thêm: Viêm họng nên kiêng gì? 7 thực phẩm cần tránh xa

Amidan bị sưng là bệnh gì? Và cách khắc phục

Tỏi và mật ong có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm

Tỏi: Xay nhuyễn tỏi và cho vào mật ong, sử dụng hỗn hợp có tác dụng kháng khuẩn và chống virus nhiễm trùng.

Gừng tươi: Từ xa xưa, gừng tươi có tác dụng giảm ho, giải cảm, tiêu viêm. Vì thế các chất có trong gừng giúp cải thiện tình trạng sưng to của amidan và hiện tượng viêm nhiễm.

Bên cạnh việc khắc phục tình trạng sưng to của amidan, bạn cũng cần chú ý một số điều sau để hạn chế tái phát bệnh. 

– Duy trì mỗi ngày uống đủ 2 lít nước để tránh tình trạng khô cổ họng.

– Chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và súc miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, virus xâm nhập.

– Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ, chất đạm và vitamin tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

– Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ. Vào thời tiết lạnh nên quàng khăn cổ

– Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc…

Amidan bị sưng là bệnh gì? Và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật amidan bằng dao Plasma ưu việt cho bé trai 10 tuổi

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ phòng ngừa sưng viêm amidan

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin cơ bản về chứng sưng amidan và các biện pháp khắc phục để hạn chế các biến chứng nguy hiểm do triệu chứng này gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *