Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt lạ – quen và quay ra tấn công nhầm các mô của cơ thể, gây ra tình trạng viêm (sưng) ở da, thận, phổi, hệ thần kinh và các cơ quan khác. Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em có các đặc điểm tương tự như ở người lớn nhưng hiếm gặp hơn. Tuy nhiên cách điều trị bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em khác so với người lớn.
Bạn đang đọc: Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em da, thận, phổi, hệ thần kinh
Các triệu chứng của bệnh lupus đỏ ở trẻ em là gì?
Cha mẹ cần lưu ý nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng sau cần nhanh chóng nhập viện để kiểm tra và điều trị:
– Sốt
– Mệt mỏi
– Sụt cân
– Rụng tóc
– Đau bụng
– Phát ban trên bề mặt hoặc trên cơ thể
Phát ban đỏ trên mặt hoặc trên cơ thể có thể là triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em.
– Nhức đầu
– Dễ bầm tím
– Đau khớp
– Động kinh hoặc rối loạn tâm thần
– Học hành giảm sút
– Có biểu hiện lo âu hay trầm cảm
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em
Tiếp xúc với khói thuốc lá có thể kích hoạt các yếu tố thúc đẩy bệnh lupus ban đỏ xảy ra.
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa được xác định. Nói chung có nhiều bệnh nhân được sinh ra với yếu tố di truyền phát triển bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân mang các yếu tố di truyền phát triển bệnh lupus đều mắc bệnh. Cần có một số yếu tố kích thích từ môi tường khởi động phản ứng của hệ miễn dịch gây ra bệnh lupus ban đỏ. Các yếu tố này có thể bao gồm:
– Ánh sáng mặt trời
– Phản ứng thuốc
– Tiếp xúc với khói thuốc lá
– Hormone trong giai đoạn dậy thì
– Vi rút Epstein-Barr
Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt: Nguyên nhân và cách điều trị
Trước hết các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải để chẩn đoán.
Trước hết các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng mà người bệnh gặp phải để chẩn đoán. Nếu 4 hoặc nhiều triệu chứng sau đây xảy ra trong một khoảng thời gian hoặc đồng thời mà không rõ nguyên nhân, người bệnh có nguy cơ cao bị lupus ban đỏ:
– Nổi mẩn đỏ trên má và cầu mũi (xuất hiện trong khoảng một phần ba các trường hợp)
– Phát ban dạng đĩa.
– Phát ban da do ánh nắng mặt trời
– Lở loét trong miệng hoặc mũi
– Viêm khớp ở hai hoặc nhiều khớp nhỏ
– Tích tụ chất lỏng ở tim hoặc phổi
– Có vấn đề về thận
– Động kinh hoặc rối loạn tâm thần
– Số lượng các tế bào hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu giảm
– Có bất thường ở kết quả xét nghiệm bất kỳ kháng thể nào của hệ miễn dịch
Ngoài ra các yếu tố khác, bao gồm tiền sử bệnh tật của gia đình, tuổi và bệnh nhân đã có triệu chứng trong bao lâu cũng được cân nhắc trước khi đưa ra chẩn đoán.
Điều trị bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em
Mục tiêu điều trị bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em là làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn hệ miễn dịch tấn công các cơ quan quan trọng trước khi xảy ra tổn thương vĩnh viễn. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà trẻ sẽ nhận được các loại thuốc điều trị khác nhau, bao gồm:
– Corticosteroid (prednisone) để kiểm soát tình trạng viêm.
– Hydroxychloroquine (Plaquenil), một loại thuốc chống sốt rét được sử dụng để kiểm soát tình trạng bùng phát của bệnh.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà trẻ sẽ nhận được các loại thuốc điều trị khác nhau.
– Immunosupressants: chẳng hạn như azathioprine (Imuran), mycophenolate mofetil (Cellcept), methotrexate, cyclophosphamide (Cytoxan), và rituximab (Rituxan).
– Thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen.
– Canxi và thuốc bổ sung vitamin D để ngăn ngừa bệnh loãng xương (một hiệu ứng phụ của việc sử dụng lâu dài của corticosteroids).
Theo dõi sau điều trị lupus ban đỏ ở trẻ em
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận diện hội chứng Alzheimer
Trẻ cần được theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Sử dụng thuốc Corticosteroid là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tình trạng viêm trong bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng cân, rạn da, tăng huyết áp, loãng xương, trầm cảm, tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng lớn tới ngoại hình, tâm lý và sự phát triển bình thường của trẻ. Vì vậy trẻ cần được theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Trong một số trường hợp , Hydroxychloroquine có thể gây tổn thương võng mạc vĩnh viễn. Do đó tất cả trẻ em sử dụng thuốc này cần được kiểm tra mắt thường xuyên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.