Khám sức khỏe hồ sơ xin việc là một trong những nhu cầu cần thiết của xã hội hiện nay. Mỗi khi tham gia làm việc tại một doanh nghiệp nào đó bắt buộc người lao động phải có giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhiều người đã thăm khám sai những danh mục cần thiết. Vậy bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin về khám sức khỏe việc làm mà bạn có thể còn thiếu. Xem ngay bạn nhé!
Bạn đang đọc: Tổng hợp thông tin về khám sức khỏe hồ sơ xin việc
1. Giấy khám sức khỏe xin việc làm là gì?
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tuyển dụng người lao động cũng yêu cầu cần có đầy đủ hồ sơ. Bộ hồ sơ này sẽ bao gồm các giấy tờ quan trọng như: Sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh bản sao, chứng minh thư photo, bằng cấp và các chứng chỉ liên quan (bản photo).Trong đó, một loại giấy tờ không thể thiếu chính là giấy khám sức khỏe.
Giấy khám sức khỏe là giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc
Giấy khám sức khỏe xin việc còn có tên gọi là giấy khám sức khỏe theo thông tư 14 hoặc giấy khám sức khỏe A3, A4. Đây là loại giấy thể hiện kết quả thăm khám của người lao động xem có mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh nguy hiểm hay có đủ sức khỏe để đáp ứng được nhu cầu tại các công ty hay không. Trước đây các mẫu giấy khám sức khỏe xin việc được được trình bày ở khổ giấy A3. Nhưng hiện nay mẫu giấy này cũng được trình bày ở khổ A4 và có dán kèm ảnh 4×6 của người thăm khám.
1.1 Vai trò của khám sức khỏe hồ sơ xin việc
Khám sức khỏe xin việc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động và doanh nghiệp:
- Đối với người lao động: Việc thăm khám sức khỏe xin việc thể hiện sự nghiêm túc và trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là cơ hội giúp cho người lao động kiểm tra sức khỏe tổng quát của chính mình xem có mắc vấn đề gì hay không. Nếu mắc bệnh sẽ kịp thời điều trị giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Đối với doanh nghiệp: Thông qua giấy khám sức khỏe, nhà tuyển dụng sẽ nắm được tình hình sức khỏe của các ứng viên và kiểm tra xem họ có đảm nhiệm được các công việc được giao và tham gia công tác tại vị trí đang tuyển dụng hay không.
Việc thăm khám sức khỏe xin việc thể hiện sự nghiêm túc và trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp
1.2 Khám sức khỏe hồ sơ xin việc cần chuẩn bị những gì?
Khi đi khám sức khỏe xin việc người lao động (ứng viên) cần chuẩn bị cho mình những giấy tờ sau:
- Thông tin cá nhân của mình bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, thông tin người liên lạc và địa chỉ.
- 02 ảnh với kích thước 4×6. Trên mỗi tờ khám sức khỏe cần yêu cầu người khám dán ảnh.
- Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
- Sổ bảo hiểm y tế (nếu có)
- Chi phí thăm khám (Có một số doanh nghiệp sẽ lựa chọn đưa người lao động đi thăm khám thì doanh nghiệp sẽ chi trả).
Khi thăm khám bạn nên chủ động chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ này để quá trình thăm khám được diễn ra thuận tiện nhất.
2. Quy trình khám sức khỏe xin việc làm
Thông thường khi thăm khám tại các cơ sở uy tín thì quy trình thăm khám sức khỏe xin việc làm sẽ thực hiện như sau:
Bước 1: Liên hệ đặt lịch thăm khám thông qua tổng đài. Sau đó đến cơ sở y tế theo lịch hẹn
Bước 2: Tại quầy đón tiếp của các bệnh viện, bạn xuất trình các giấy tờ tùy thân liên quan và tiến hành hoàn thiện chi phí theo quy định.
Bước 3: Tiến hành thăm khám lần lượt theo danh mục:
- Khám lâm sàng bao gồm: Đo thể lực, huyết áp, thăm khám răng hàm mặt, tai mũi họng, da liễu
- Thực hiện xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, nước tiểu,… và một số xét nghiệm đặc thù khác tùy theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp.
- Thực hiện chẩn đoán hình ảnh: X-Quang và siêu âm ổ bụng
Bước 4: Đọc kết quả với bác sĩ và nhận hồ sơ thăm khám cuối cùng.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì
Thăm khám lâm sàng với bác sĩ là một danh mục trong quy trình thăm khám sức khỏe xin việc
Trên đây là quy trình thăm khám đầy đủ, người thăm khám cần tuân thủ theo đúng các bước để quá trình thăm khám được diễn ra thuận lợi nhất.
3. Lưu ý khi khám sức khỏe xin việc
Khi tham gia thăm khám sức khỏe xin việc bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến những điều dưới đây:
- Theo điều 8, Thông tư 14/2013/TT-BYT thì giấy khám sức khỏe có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Chính vì vậy, trước khi nộp cho doanh nghiệp bạn hãy lưu ý điều này.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và chuẩn bị ảnh 4×6 để dán kèm trong giấy khám sức khỏe.
- Chuẩn bị thông tin tiểu sử bệnh tật của bản thân và gia đình cùng các loại thuốc đang sử dụng để cung cấp cho bác sĩ trong quá trình thăm khám.
- Không sử dụng chất kích thích hoặc rượu bia 5 ngày trước khi thăm khám, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả của các xét nghiệm.
- Nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng nếu thực hiện một số xét nghiệm hoặc nội soi
- Tại mục kết luận của các danh mục hãy kiểm tra chữ ký (ghi rõ họ tên) và dấu xác nhận. Bởi thiếu bất kỳ mục nào thì giấy chứng nhận khám sức khỏe sẽ không có hiệu lực và không được chấp nhận tại các doanh nghiệp.
>>>>>Xem thêm: Phòng ngừa bệnh nguy hiểm bằng khám sức khỏe định kỳ
Chuẩn bị thông tin tiểu sử bệnh tật của bản thân và gia đình cùng các loại thuốc đang sử dụng để cung cấp cho bác sĩ trong quá trình thăm khám
Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều địa chỉ bán giấy khám sức khỏe với dấu chứng nhận có sẵn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không cần phải tham gia thăm khám mà vẫn có thể sở hữu một tờ giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, việc làm này là vi phạm pháp luật cũng như các hành vi đạo đức chuẩn mực. Chính vì vậy, để sở hữu giấy khám sức khỏe xin việc, hãy thăm khám trực tiếp tại những cơ sở y tế uy tín bạn nhé.
Như vậy, bài viết trên đây đã đưa đến cho bạn một số những thông tin về khám sức khỏe hồ sơ xin việc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.