Bệnh cảm cúm kéo dài trong bao lâu thì khỏi?

Bệnh cảm cúm rất phổ biến, dễ gặp nhất là vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa trở lạnh. Bệnh cảm cúm kéo dài trong bao lâu thì khỏi, khi nào cần nhập viện là những thông tin quan trọng cần lưu ý.

Bạn đang đọc: Bệnh cảm cúm kéo dài trong bao lâu thì khỏi?

1. Bệnh cảm cúm

1.1. Tổng quan về bệnh

Cảm cúm là bệnh lý gây ra bởi virus cúm và có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Bệnh tác động đến các bộ phận như: mũi, họng, mỏi cơ, đau đầu,… Các triệu chứng theo mức độ nặng nhẹ khác nhau và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo sức đề kháng của mỗi người.

Thời gian ủ bệnh của virus gây bệnh từ khi xâm nhập đến khi phát bệnh trong khoảng 2 ngày. Nhiều người nghĩ bệnh cảm cúm đơn giản, ai cũng bị nên dễ chủ quan không điều trị hoặc điều trị qua loa. Trên thực tế, cảm cúm có thể kéo dài và gây ra những biến chứng khó lường, người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Bệnh cảm cúm kéo dài trong bao lâu thì khỏi?

Bệnh cảm cúm rất phổ biến trong cộng đồng và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.

1.2. Diễn tiến triệu chứng bệnh cúm

Diễn tiến bệnh cảm cúm phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe mỗi người đặc biệt là sức đề kháng. Về cơ bản, với người bình thường, triệu chứng bệnh cảm cúm thường nhẹ, không gây nguy hiểm với diễn tiến như sau:

– Cổ họng bắt đầu xuất hiện cảm giác đau rát, ngứa cổ. Trong hai ngày đầu cảm cúm, tình trạng này thường xuất hiện liên tục nhưng sẽ giảm dần sau đó.

– Người bệnh bị viêm họng, viêm mũi dẫn tới hắt hơi liên tục, dịch mũi chảy. Đây cũng là triệu chứng cơ bản và đặc trưng của cảm cúm. Tình trạng viêm mũi và viêm họng sẽ khiến người bệnh hắt hơi thường xuyên.

– Ban đầu, người bệnh có dịch mũi trong không màu, lượng dịch ít, chảy thành nước. Sau đó, khi viêm nặng hơn, dịch mũi chuyển sang màu vàng hoặc xanh và có tính chất đặc hơn.

– Một số trường hợp cảm cúm sẽ có ho, ho khan hoặc ho kèm đờm. Ho với tần suất tăng dần.

– Bên cạnh các triệu chứng đường hô hấp điển hình nêu trên, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng đi kèm như: người mệt mỏi, nhạt miệng chán ăn, đau cơ, nhức đầu,… Một số trường hợp còn kèm theo cả sốt, tiêu chảy (thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ)

2. Bệnh cảm cúm kéo dài trong bao lâu thì khỏi?

Theo thông tin Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cập nhật, hầu hết các trường hợp mắc cảm cúm không biến chứng sẽ thường kéo dài từ 3 – 5 ngày (bao gồm ở cả trẻ em). Tuy nhiên, triệu chứng ho và cảm giác mệt mỏi có thể dai dẳng đến 2 tuần hoặc lâu hơn nếu sức đề kháng yếu.

Thông thường, các ca mắc cúm A (như H3N2) sẽ nặng hơn mắc các chủng cúm khác. Cũng theo CDC, virus cúm A (H3N2) có liên quan tới tỷ lệ nhập viện và tử vong ở cả trẻ em lẫn người lớn tuổi cao hơn so với các chủng virus cùng phân nhóm hoặc chủng virus cúm khác ở người, như virus cúm A (H1N1) và virus cúm B. Ngoài ra, hiệu quả vắc-xin đối với virus cúm A (H3N2) cũng thường ít hiệu quả hơn.

Một lưu ý, bạn cần phân biệt giữa bệnh cảm lạnh và bệnh cảm cúm. Hai bệnh này mặc dù có một số triệu chứng điển hình tương tự chồng chéo nhau, nhưng cảm lạnh sẽ nhẹ hơn cảm cúm. Người bệnh cảm lạnh thường hết sau 7-10 ngày và có xu hướng không diễn tiến nhanh như ở cảm cúm.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh lao sơ nhiễm lao xương, lao màng phổi

Bệnh cảm cúm kéo dài trong bao lâu thì khỏi?

Các triệu chứng bệnh cảm cúm thường diễn ra trong khoảng 3-5 ngày tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người.

3. Cảm cúm lâu không khỏi có nguy hiểm không?

Bệnh cảm cúm ở người có nền sức khỏe tốt thường không gây ra ảnh hưởng nào quá nghiêm trọng và có thể biến mất sau khoảng 1-2 tuần.

Tuy nhiên, bệnh cảm cúm kéo dài ở đối tượng là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, hay người có sức đề kháng khỏe kém, cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi hoặc bội nhiễm vi khuẩn, viêm màng não, viêm não, viêm cơ, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang hay hủy cơ vân, tổn thương đa cơ quan (thận, gan) hay suy hô hấp,… Ở những người có bệnh nền, bệnh mạn tính như suy tim, hen suyễn, cao huyết áp, đái tháo đường,.. cúm kéo dài có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý. Trong đó biến chứng viêm phổi là một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất. Ở người lớn tuổi và những người có bệnh mãn tính, viêm phổi do cúm có thể gây nguy hiểm tới cả tính mạng.

4. Cảm cúm kéo dài khi nào cần nhập viện

Trong trường hợp bị cảm cúm kéo dài không khỏi, các triệu chứng ngày một nặng hơn thì người bệnh cần chủ động thăm khám để được điều trị đúng cách kịp thời.

Bệnh cảm cúm kéo dài trong bao lâu thì khỏi?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: khói thuốc lá có thể gây ra những bệnh gì?

Người bệnh bị cảm cúm lâu ngày không khỏi cần chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

4.1. Đối với bệnh cảm cúm kéo dài ở người lớn

Ở người lớn có thể thực hiện điều trị cảm cúm bằng thuốc kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng nặng sau đây, người bệnh cần nhập viện ngay để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm khác:

– Cơ thể sốt cao tới ngưỡng trên 38 độ;

– Tình trạng sốt liên tục, sốt kéo dài không giảm;

– Lồng ngực đau nhức, bị khó thở hoặc thở khè, thở gấp;

– Cổ họng đau dữ dội;

– Người choáng váng, bị chóng mặt đột ngột;

– Mất ý thức;

– Nôn.

4.2. Đối với bệnh cảm cúm kéo dài ở trẻ em

Cảm cúm ở trẻ em sẽ nặng và nguy hiểm hơn ở người lớn. Trẻ nhỏ từ dưới 12 tuần tuổi khi xuất hiện những biểu hiện bất thường sau thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời:

– Thân nhiệt vượt quá 38 độ;

– Bị sốt kéo dài không giảm, sốt liên tục;

– Trẻ biếng ăn, quấy khóc nhiều, giấc ngủ thất thường;

– Trẻ có những triệu chứng cảm lạnh ngày một nghiêm trọng hơn;

– Trẻ thở khò khè, khó thở, đau tai.

Như vậy, bệnh cúm thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 1-2 tuần. Trường hợp bệnh cảm cúm kéo dài mãi không khỏi, triệu chứng cúm dần nghiêm trọng, người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh và thực hiện điều trị theo đúng chỉ định.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *