Dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi đặc là rất nghiêm trọng. Do trẻ có thể bị sốc phản vệ. Dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ bị dị ứng thức ăn là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Thức gây thường gây dị ứng nhất là tôm, hải sản, các loại hạt cây, lạc…
Bạn đang đọc: Trẻ em và dị ứng thực phẩm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ
1. Dị ứng ở trẻ em phần lớn là do:
A: Sữa bò
B: Lạc
C: Động vật có vỏ
D: Lúa mì
Sữa bò là thủ phạm chính gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ.
Đáp án đúng là A. Sữa bò là thủ phạm chính gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ. Khoảng 2-3% các bé dị ứng với sữa. Rất may khi lên 6 tuổi, 90% số trẻ này tự khỏi.
Dị ứng sữa bò liên quan tới phản ứng miễn dịch chống lại một trong hai hoặc cả hai protein của sữa là casein và protein huyết thanh (whey protein). Các protein này cũng có mặt trong sữa của động vật có vú khác, vì vậy bé dị ứng sữa bò thường cũng dị ứng với sữa dê, sữa cừu.
2. Loại thực phẩm nào sau đây có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng?
A: Lạc
B: Động vật có vỏ
C: Sữa
D: Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là D. Bất cứ ai bị dị ứng thức ăn đều có thể bị sốc phản vệ – một phản ứng nghiêm trọng đòi hỏi phải cấp cứu. Dị ứng thức ăn là nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ. Đối tượng có nguy cơ cao nhất là những trẻ em bị bệnh hen suyễn hoặc đã từng bị sốc phản vệ trước đó. Các loại thực phẩm có nhiều khả năng gây ra sốc phản vệ nghiêm trọng là lạc, hạt cây, cá và sò ốc.
3. Trẻ bị dị ứng với lạc cũng có thể bị dị ứng với các loại hạt cây khác?
Sai. Lạc không liên quan tới hạt cây mà có họ hàng với các loại đậu. Do đó một đứa trẻ bị dị ứng với lạc vẫn có thể ăn các loại hạt cây quả óc chó, hạnh nhân, quả hồ đào, hạt điều hoặc các loại hạt khác miễn là không liên quan đến lạc. Tuy nhiên protein được tìm thấy trong lạc cũng tương tự như ở trong các loại hạt cây, rất nhiều người bị dị ứng với cả lạc và các loại hạt cây.
4. Dị ứng với sữa và không dung nạp lactose là giống nhau?
Dị ứng sữa và không dung nạp lactose là không giống nhau.
Các bậc cha mẹ thường nhầm lẫn không dung nạp lactose – không có khả năng để tiêu hóa đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác với bị dị ứng với sữa. Các triệu chứng có vẻ giống nhau. Cả hai có thể gây nôn mửa và đau bụng trong khoảng nửa giờ. Bác sĩ nhi khoa có thể giúp bạn tìm hiểu xem con bạn có bị dị ứng sữa hay không dung nạp lactose.
5. Chỉ cần trẻ không ăn lạc là có thể tránh được tình trạng bị dị ứng với lạc?
Sai. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của trẻ với lạc. Không sử dụng bơ lạc và các sản phẩm có thành phần là lạc có thể vẫn chưa đủ để giúp trẻ tránh không bị dị ứng. Một số trường hợp bị dị ứng khi chạm vào lạc, ăn những thức ăn được chế biến bằng các dụng cụ từng tiếp xúc với lạc hoặc hít thở không khí ở gần những người đang ăn lạc.
6. Trẻ có thể bắt đầu tập làm quen với các thực phẩm giàu chất gây dị ứng khi 3 tuổi?
Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng kiêng gì để bé nhanh hồi phục?
Không có một độ tuổi chính xác nào mà tại thời điểm đó trẻ em có thể thử ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như sữa, trứng và lạc.
Sai. Không có một độ tuổi chính xác nào mà tại thời điểm đó trẻ em có thể thử ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như sữa, trứng và lạc. Các bác sĩ từng tin rằng trì hoãn sử dụng các loại thực phẩm như hải sản và lạc sẽ ngăn chặn sự phát triển của bệnh dị ứng thực phẩm ở trẻ em. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng việc trì hoãn này không có hiệu quả. Căn cứ vào tiền sử dị ứng của gia đình, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm nào trẻ có thể thử ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất gây dị ứng.
7. Tiêm phòng dị ứng có thể giúp trẻ chữa dị ứng thức ăn?
Sai. Không có cách chữa dị ứng thức ăn cũng như bất kỳ loại dị ứng nào. Liệu pháp miễn dịch hoặc tiêm ngừa dị ứng có thể ngăn chặn dị ứng đường hô hấp nhưng không có hiệu quả đối với dị ứng thức ăn. Bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch điều trị các triệu chứng dị ứng của trẻ cũng như kế hoạch để điều trị khi xảy ra phản ứng dị ứng nặng.
8. Phụ gia thực phẩm thường gây ra phản ứng dị ứng?
Sai. Phụ gia thực phẩm như thuốc nhuộm, chất ngọt, chất bảo quản có thể gây phản ứng, thậm chí phản ứng nặng như sốc phản vệ. Nhưng hầu hết trong số này là các phản ứng hóa học, không phản ứng dị ứng. Chỉ có một số ít các phụ gia thực phẩm đã được chứng minh là gây ra các phản ứng. Thực phẩm, không chất phụ gia, có nhiều khả năng gây ra các phản ứng dị ứng.
9. Mất thời gian bao lâu để trẻ bắt đầu có phản ứng dị ứng nặng với thực phẩm?
A: Trong vòng 1 giờ
B: Trong vòng 2 giờ
C: Vài giờ sau đó
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà chi tiết cho bố mẹ
Các triệu chứng của phản ứng dị ứng với thức ăn thường xảy ra trong vòng một giờ nhưng cũng có thể xảy ra sau vài giây hoặc nhiều giờ sau đó.
Các triệu chứng của phản ứng dị ứng với thức ăn thường xảy ra trong vòng một giờ nhưng cũng có thể xảy ra sau vài giây hoặc nhiều giờ sau đó. Phản ứng thứ 2 sẽ xảy ra khoảng 1 giờ tiếp đó. Đây là lý do tại sao ngay cả khi trẻ đã phục hồi từ một phản ứng dị ứng nghiêm trọng vẫn cần tới bệnh viện để theo dõi từ 4 – 6 giờ.
10. Một số dị ứng thực phẩm sẽ mất dần khi trẻ lớn lên?
Đúng. Dị ứng sữa, đậu nành, trứng và lúa mì sẽ tự khỏi vào cuối giai đoạn thiếu niên. Trên thực tế nhiều trẻ em không còn dị ứng các loại thức ăn này vào lúc 5 tuổi. Tuy nhiên các dị ứng với lạc, hạt cây và hải sản có thể theo trẻ đến suốt cuộc đời. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để xác định xem liệu trẻ đã hết dị ứng hay chưa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.