Tầm soát ung thư là gì? Đối tượng nào nên tầm soát?

Hiện nay, số người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam đang gia tăng một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và có phương pháp điều trị kịp thời nếu không may mắc bệnh, bạn nên tầm soát (sàng lọc) ung thư định kỳ hàng năm. Vậy bạn đã hiểu rõ tầm soát ung thư là gì và những ai nên đặc biệt lưu ý đến việc sàng lọc ung thư? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư là gì? Đối tượng nào nên tầm soát?

1. Tầm soát ung thư là gì và tầm quan trọng của hoạt động này

1.1. Tìm hiểu tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát (sàng lọc) ung thư là một trong ba bước của dự phòng ung thư. Cụ thể:

– Dự phòng bước 1: Đó là thực hiện các biện pháp phòng ngừa ban đầu nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với những chất gây ung thư để giúp hạn chế xảy ra việc khởi phát bệnh ung thư.

– Dự phòng bước 2: Đó là thực hiện tầm soát và phát hiện sớm ung thư khi chưa có biểu hiện bệnh, thậm chí là các dấu hiệu của một tình trạng tiền ung thư.

– Dự phòng bước 3: Đó là tìm kiếm các biện pháp điều trị có kết quả nhằm mục đích tốt nhất đó là giúp kéo dài số năm sống thêm của người bệnh.

Tại nước ta, hầu hết mọi người chỉ đang quan tâm tới dự phòng bước 3, tức là khi có bệnh mới lo lắng tìm kiếm các phương pháp điều trị. Khi người bệnh đã bước vào giai đoạn cuối của ung thư thì khả năng điều trị thành công rất thấp. Dự phòng bước 1 và dự phòng bước 2 được xem là hai bước quan trọng trong quá trình dự phòng ung thư. Thực tế, có nhiều bệnh ung thư khi được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi hoàn toàn và kéo dài sự sống tăng lên cao.

Tầm soát ung thư là gì? Đối tượng nào nên tầm soát?

Tầm soát ung thư được xem là hoạt động cần thiết để dự phòng ung thư

1.2. Vì sao nên thực hiện tầm soát ung thư?

Hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư đang có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Ung thư (globocan) năm 2020 ở Việt Nam có khoảng 182.563 ca mới mắc và 122.629 ca tử vong.

Ung thư được đánh giá là bệnh lý rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao vì phần lớn các ca bệnh khi đến khám ung thư đã tiến triển tới giai đoạn cuối. Việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư định kỳ là rất quan trọng để giúp người dân phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị và giúp tăng khả năng chữa khỏi cho người bệnh.

Hoạt động tầm soát ung thư định kỳ không chỉ giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh mà còn phát hiện được cả những tổn thương tiền ung thư, có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện ra dấu hiệu ung thư ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng biểu hiện bệnh rõ ràng nào.

2. Đối tượng nên tầm soát ung thư? Quy trình thăm khám ra sao?

2.1. Ai nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ?

Với chế độ ăn uống vận động thiếu lành mạnh, liên tục tiếp xúc với nhiều tác nhân nguy hại thì tỷ lệ ung thư đang ngày càng trẻ hóa. Không chỉ đối với những người lớn tuổi mà ngay cả người trẻ cũng dễ mắc ung thư, vì vậy bất kì ai cũng đều nên tiến hành việc tầm soát ung thư hàng năm.

Đặc biệt, những đối tượng sau được các bác sĩ khuyến cáo cần tầm soát ung thư định kỳ:

– Những người hút nhiều thuốc lá: Nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư phổi chủ yếu là do việc hút thuốc, 90% người bệnh đều có sử dụng thuốc lá. Ngoài ra, thuốc lá còn là tác nhân gây tăng nguy cơ các bệnh ung thư gan, dạ dày, thực quản, miệng, vòm hầu, .

– Những người mắc bệnh mạn tính về phổi, dạ dày, gan…: Người bị viêm gan, viêm phổi, viêm dạ dày mạn tính và bệnh tái phát nhiều lần không khỏi thường dễ bị ung thư gan, ung thư phổi hoặc ung thư dạ dày.

– Những người có người thân bị ung thư: Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư, nhất là quan hệ cận huyết.

– Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, chế độ sinh hoạt rối loạn, ít vận động, thường xuyên bị căng thẳng và mệt mỏi.

Tìm hiểu thêm: Chữa ung thư vòm họng ở đâu tốt hiện nay

Tầm soát ung thư là gì? Đối tượng nào nên tầm soát?

Người dân nên tiến hành sàng lọc ung thư định kỳ để bảo vệ sức khỏe

2.2. Các bước khám thường có khi tiến hành tầm soát ung thư là gì?

Tùy từng biểu hiện của cơ thể, từng bộ phận và từng gói khám sàng lọc mà việc tầm soát ung thư sẽ có sự khác biệt giữa các danh mục khám chi tiết. Nhìn chung, khi đăng ký gói tầm soát ung thư, bạn sẽ được trải qua các bước khám chính như sau:

Bước 1: Thực hiện khám lâm sàng

Đây là bước khám cơ bản trong tầm soát ung thư. Giống như hoạt động kiểm tra sức khỏe thông thường, trong bước khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát sức khỏe, hỏi thăm và nhận định chung về sức khỏe của bạn.

Sau khi có đủ thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thực hiện gói khám phù hợp để giúp tầm soát bệnh hiệu quả.

Bước 2: Thực hiện khám cận lâm sàng

Bước khám này sẽ bao gồm các danh mục như:

Xét nghiệm

Sau khi đã thăm khám lâm sàng, bạn sẽ được sắp xếp làm các xét nghiệm có trong gói khám mà mình đã lựa chọn như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm chỉ điểm khối u…

Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng

Bên cạnh xét nghiệm máu, bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện các phương pháp thăm khám như: siêu âm, chụp X Quang, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi… để giúp hỗ trợ phát hiện dấu hiệu ung thư một cách chính xác và toàn diện nhất.

Bước 3: Bác sĩ đọc kết quả và tư vấn sức khỏe

Sau khi có đầy đủ kết quả của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích các chỉ số, giúp phát hiện những bệnh lý mà bạn đang mắc phải từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ cảnh báo nguy cơ sức khỏe mà bạn có thể gặp phải để bạn biết cách phòng tránh kịp thời.

3. Nên lựa chọn địa chỉ khám tầm soát ung thư ở đâu?

Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ y tế uy tín để tầm soát ung thư thì Hệ thống y tế Thu Cúc TCI chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Bên cạnh việc quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh, TCI còn chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu như: máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy chụp cắt lớp vi tính CT, máy nội soi NBI 5P, hệ thống xét nghiệm tự động,… giúp cho quá trình tầm soát ung thư được chính xác và đạt kết quả tối ưu nhất.

Bên cạnh đó, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI cũng triển khai đa dạng các gói tầm soát ung thư sớm từ gói cơ bản đến nâng cao hoặc gói khám riêng lẻ cho từng bộ phận… nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dân. Cùng với đó, không gian xanh sạch, rộng rãi và dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp tận tâm đã giúp TCI “ghi điểm” với mỗi người bệnh. Nhờ vậy, 99,9% người dân khi đến thăm khám đều đánh giá hài về dịch y tế tại TCI.

Tầm soát ung thư là gì? Đối tượng nào nên tầm soát?

>>>>>Xem thêm: Bệnh học chửa ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

TCI là địa chỉ được nhiều người lựa chọn để tầm soát ung thư

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tầm soát ung thư. Với những lợi ích nổi bật, sàng lọc ung thư là việc làm mà bạn và gia đình không nên bỏ qua. Hãy chú ý tầm soát định kỳ tại địa chỉ y tế uy tín để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị ngay từ khi còn sớm bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *