Kẽm là một vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người. Nó tham gia vào nhiều quá trình sinh học như tăng trưởng, phát triển, và hệ miễn dịch. Một trong những dạng bổ sung phổ biến của kẽm là kẽm gluconat. Bài viết này sẽ tìm hiểu về công dụng của kẽm gluconat, các lợi ích sức khỏe, cũng như những lưu ý cần thiết khi sử dụng.
Bạn đang đọc: Kẽm gluconat: Cách dùng đúng và lưu ý
1. Vai trò thiết yếu của kẽm đối với sức khỏe
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học và chức năng của cơ thể. Dưới đây là những vai trò chính của kẽm đối với sức khỏe con người:
– Hỗ trợ hệ miễn dịch
– Duy trì cấu trúc và chức năng bình thường của da, hỗ trợ quá trình lành vết thương, giảm viêm và chống lại vi khuẩn
– Hỗ trợ, duy trì chức năng của hệ thống sinh sản
– Tăng cường chức năng và hoạt động não bộ, giúp cải thiện trí nhớ và khả năng học tập
– Chống oxy hóa, nhờ đó bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra
– Tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, RNA và protein, thúc đẩy tăng trưởng
– Bảo vệ tế bào khỏi tổn thương nhờ khả năng duy trì cấu trúc và chức năng của màng tế bào
– Chuyển hóa protein, carbohydrate và lipid, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất
– Tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin A, duy trì chức năng thị giác
– Điều hòa hormone, hủ yếu là các hormon quan trọng như insulin và hormone tăng trưởng
Thiếu kẽm có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh và hành vi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, các rối loạn về thị lực (bao gồm thoái hóa điểm vàng và quáng gà).
Kẽm là dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể.
2. Các công dụng của kẽm gluconat
2.1 Công dụng chủ yếu của kẽm gluconat
Kẽm gluconat thường được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh lý thiếu kẽm. Tình trạng thiếu kẽm có thể xảy ra ở người bị tiêu chảy nặng, khó hấp thụ thức ăn, xơ gan và nghiện rượu. Sau cuộc phẫu thuật lớn và thời gian dài sử dụng phương pháp cho ăn bằng ống cũng có thể dẫn đến thiếu kẽm.
Bổ sung kẽm bằng đường uống hoặc cho kẽm tiêm tĩnh mạch sẽ giúp phục hồi nhanh chóng nồng độ kẽm ở những người thiếu kẽm. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm quá thường xuyên lại không được khuyến khích.
2.2 Công dụng bổ sung của kẽm gluconat
– Điều trị bệnh tiêu chảy
Uống kẽm gluconat bằng đường uống được chứng minh là giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy ở trẻ thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu kẽm. Thiếu kẽm nghiêm trọng là một tình trạng phổ biến ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Việc bổ sung kẽm cho phụ nữ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ và tiếp tục sau khi sinh có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.
– Điều trị bệnh lý Wilson
Sử dụng kẽm hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Wilson, một rối loạn di truyền do tích tụ quá nhiều đồng trong cơ thể. Kẽm giúp ngăn chặn sự hấp thụ đồng và tăng cường đào thải đồng ra ngoài.
– Điều trị mụn da
Nghiên cứu cho thấy những người bị mụn trứng cá thường có nồng độ kẽm trong máu và da thấp hơn. Bổ sung kẽm có thể giúp điều trị mụn trứng cá, mặc dù hiệu quả của kẽm so với các thuốc trị mụn như tetracycline hoặc minocycline vẫn chưa được xác định rõ ràng. Sử dụng kẽm bôi ngoài da thường không hiệu quả trừ khi kết hợp với thuốc kháng sinh như erythromycin.
– Cải thiện thị lực do yếu tố tuổi tác
Bệnh thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi có thể được cải thiện thông qua việc tiêu thụ nhiều kẽm trong chế độ ăn uống. Bổ sung kẽm cùng với các vitamin chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực ở người cao tuổi.
– Chán ăn
Uống bổ sung kẽm có thể giúp tăng cân và cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên và chứng chán ăn ở người lớn.
– Tăng động giảm chú ý (ADHD)
Kết hợp bổ sung kẽm với điều trị thông thường có thể cải thiện một số triệu chứng của ADHD như hiếu động, bốc đồng và các vấn đề về xã hội hóa. Điều này dựa trên nghiên cứu cho thấy trẻ em mắc ADHD thường có nồng độ kẽm trong máu thấp hơn.
– Điều trị bỏng da
Sử dụng kẽm tiêm tĩnh mạch cùng với các khoáng chất khác có thể cải thiện khả năng chữa lành vết thương ở những người bị bỏng nặng. Tuy nhiên, uống kẽm đơn độc không cải thiện rõ rệt quá trình hồi phục vết thương ở tất cả các trường hợp bỏng.
Tìm hiểu thêm: Thuốc dạ dày nexium 40mg và những lưu ý khi sử dụng
Kẽm Gluconat giúp cải thiện tình trạng thiếu kẽm và điều trị nhiều bệnh lý.
– Ngăn u trực tràng và đại tràng
Nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung viên sinh tố chứa selen, kẽm, vitamin A, vitamin C và vitamin E hàng ngày trong 5 năm có thể giảm nguy cơ tái phát khối u ruột lớn khoảng 40%.
– Cảm lạnh thông thường
Mặc dù có một số kết quả trái ngược, phần lớn nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng viên ngậm chứa kẽm gluconat hoặc kẽm acetate có thể giảm thời gian bị cảm lạnh ở người lớn. Tuy nhiên, tác dụng phụ như mùi vị khó chịu và buồn nôn có thể hạn chế hiệu quả của nó.
– Điều trị tình trạng loét chân do bệnh tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy áp dụng gel chứa kẽm hyaluronate có thể giúp vết loét chân lành nhanh hơn so với điều trị thông thường ở người mắc bệnh tiểu đường.
– Cải thiện tình trạng hăm tã
Bổ sung kẽm gluconat cho trẻ sơ sinh giúp tăng tốc độ chữa lành chứng hăm tã. Sử dụng kẽm oxit bôi trên da cũng có thể cải thiện quá trình chữa lành của chứng hăm tã.
3. Kẽm gluconat được dùng với liều như thế nào?
Kẽm gluconat thường được khuyên bổ sung cùng với thức ăn để hạn chế hiện tượng rối loạn dạ dày do dùng thuốc. Liều kẽm gluconat ở người lớn dùng cùng với chế độ ăn uống tự nhiên hằng ngày là từ 105mg đến 350 mg. Việc sử dụng kẽm gluconat cho trẻ em ở bệnh nhân nhi dưới 12 tuổi chưa được kiểm chứng tính an toàn và hiệu quả.
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh cần tham khảo bác sĩ về việc dùng thuốc, liều lượng cần dùng và thời gian dùng trong các bệnh cảnh cụ thể cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng.
>>>>>Xem thêm: Modafinil: Những lưu ý khi sử dụng để điều trị rối loạn giấc ngủ
Việc bổ sung kẽm cần được bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡngtư vấn và chỉ định.
4. Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng kẽm gluconat là gì?
Dù sử dụng hoạt chất kẽm gluconat dưới các dạng bào chế khác nhau, kẽm gluconat vẫn có thể có các tác dụng phụ cần lưu ý như sau:
– Nội tiết: Gây giảm HDL-Ccholesterol ở nam giới, khiến người bệnh không bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch do xơ vữa.
– Tiêu hóa: Bao gồm miệng có mùi vị khó chịu (80%), buồn nôn (20%), kích ứng miệng (24%), khô miệng (12%), rối loạn tiêu hóa (10%), biến dạng vị giác, đau bụng, nôn mửa, và tiêu chảy. Các kích ứng kể trên do dùng hoạt chất bổ sung kẽm dường như liên quan đến liều dùng.
– Thần kinh: Tác dụng phụ này thường hiếm gặp, nếu gặp phải là bao gồm chóng mặt và đau đầu.
– Phản ứng dị ứng: Bao gồm các triệu chứng nổi khó thở, mề đay, sưng mặt, môi, lưỡi, họng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào vừa được nhắc tới, bạn cần yêu cầu trợ giúp y tế ngay. Trong khi đó, các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như buồn nôn, đau dạ dày có thể cải thiện khi ngưng thuốc.
Tóm lại, kẽm là một khoáng chất thiết yếu đối với sức khỏe và việc điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm gluconat cần được chỉ định của bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể và đòi hỏi tuân thủ đúng. Hơn hết, nhiều loại thực phẩm giàu kẽm như các loại hạt, đậu, thịt, hải sản và sữa cũng được khuyến khích tăng cường bổ sung trong bữa ăn hằng ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.