Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, thuộc nhóm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị bệnh lao phổi sẽ có ở bài viết sau đây của Thu Cúc TCI.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lao phổi

1. Hiểu đúng về bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium gây ra. Người bệnh có thể mắc bệnh khi bị nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh. Bệnh hình thành khi vi trùng lao xâm nhập và sinh sôi nảy nở trong phổi.

Những số liệu về thực trạng bệnh lao phổi như sau:

– Theo thống kê, năm 2015 có 1,8 triệu người mắc bệnh lao phổi tử vong trong số 10,4 người nhiễm bệnh.

– Ước tính của Tổ chức y Tế Thế giới cho biết mỗi năm có khoảng 9 triệu người mắc bệnh lao, tỷ lệ không được điều trị y tế lên đến 3 triệu người.

– Bệnh lao phổi có triệu chứng kéo dài trong thời gian tương đối dài. Người bệnh có thể lây nhiễm cho cho 10-15 người qua việc tiếp xúc gần trong 1 năm.

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lao phổi

Nhiều người bị lao phổi nhưng chưa được tiếp cận điều trị y tế, khiến bệnh ngày càng trở nặng

2. Dấu hiệu bệnh lao phổi cần biết

Bệnh lao phổi có những triệu chứng điển hình như sau:

– Ho kéo dài hơn 3 tuần (có thể ho khan, ho có đờm, ho ra máu)

– Đau tức ngực, kèm cảm giác khó thở

– Cảm thấy mệt mỏi, yếu sức, không thể làm việc

– Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

– Sốt nhẹ, có cảm giác ớn lạnh vào chiều tối

– Chán ăn, gầy sút

Ngoài những triệu chứng kể trên, bệnh lao phổi còn có một số dấu hiệu khác. Do đó, khi có các cảnh báo bất thường, người bệnh nên đến chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Giải đáp: Bệnh lao phổi lây truyền qua con đường nào?

Lao phổi có thể dễ dàng lây từ người sang người thông qua đường hô hấp, không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hay vật trung gian truyền bệnh.

Vi khuẩn lao nằm trong các hạt nước bọt li ti hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5mm nên dễ dàng di chuyển vào phổi và gây bệnh tại đó. Vi khuẩn có thể đi vào phổi qua máu, bạch huyết đồng thời gây bệnh tại các tạng khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, xương, gan, thận, …

Trung bình cứ 1 người bị lao phổi sẽ lây cho 10-15 người khác khi họ ho khạc ra vi khuẩn. Vi khuẩn lao dễ dàng phát triển và lây bệnh trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt.

Tìm hiểu thêm: 6 bệnh lý có thể gặp khi khí hư có mùi chua

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi hết sức nguy hiểm vì có thể lây nhiễm từ người sang người

4. Thông tin phác đồ điều trị bệnh lao phổi

4.1. Phác đồ điều trị bệnh lao phổi chi tiết như thế nào?

Chuyên gia tại Thu Cúc TCI cho biết, ho lao là gánh nặng lớn cho sức khỏe cộng đồng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, phần lớn bệnh nhân cải thiện tích cực và không chịu biến chứng. Ngược lại, nếu chậm trễ điều trị, sức khỏe người bệnh sụt giảm đồng thời dễ đối mặt với nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Tùy thuộc vào thể trạng và bệnh lý của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị bệnh lao phổi phù hợp.

Các yếu tố quyết định việc sử dụng loại thuốc nào, điều trị trong bao lâu như sau:

– Sức khỏe người bệnh lao phổi

– Tuổi

– Khả năng đề kháng với các loại thuốc trị lao phổi

– Loại lao phổi đang mắc phải. Nếu người bệnh bị lao ngoài phổi sẽ chỉ dụng một loại kháng sinh, còn lao phổi thường phải kết hợp nhiều loại thuốc.

Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn nên đến chuyên khoa Hô hấp để thăm khám và điều trị phù hợp.

4.2. Tuân thủ nguyên tắc phác đồ điều trị bệnh lao phổi

Để quá trình điều trị đạt kết quả tích cực, người bệnh lao cần tuân thủ một số điều như sau

– Uống thuốc đúng phác đồ đề ra

– Uống thuốc đủ liều lượng, thời gian

– Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bỏ thuốc, gián đoạn trong điều trị

– Khi có biểu hiện khác lạ cần lập tức báo cho bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lao phổi

>>>>>Xem thêm: Những ai dễ mắc giãn phế quản? Xử trí thế nào khi bị bệnh

Điều trị lao phổi cần được thực hiện sớm, phù hợp, liên tục để cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống

4.3. Cách phòng tránh, ngăn ngừa bệnh lao phổi

Hiện nay, biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa lao là tiêm vắc xin để phòng bệnh. Vắc xin lao khi đi vào cơ thể giúp tạo miễn dịch chủ động chống lại sự tấn công của vi khuẩn lao.

Bên cạnh tiêm vắc xin phòng bệnh, người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lao cụ thể như sau:

– Hạn chế tiếp xúc, trò chuyện với người bị bệnh lao.

– Thường xuyên mở cửa cho không khí chỗ ở, làm việc thông thoáng.

– Đeo khẩu trang thường xuyên, nhất là ở những nơi tụ tập đông người, không gian kín.

– Tránh dùng chung đồ cá nhân với người khác để hạn chế lây nhiễm.

– Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, ở nơi đông người.

4.4. Một số lưu ý trong chăm sóc bệnh nhân mắc lao phổi

Người bệnh lao phổi bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người xung quanh. Lúc ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm đúng nơi quy định. Đờm và các chất chứa nguồn lây phải được tiêu hủy đúng quy trình, đúng phương pháp.

Cần hấp thụ ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt, đồ dùng cũng nên phơi dưới ánh nắng thường xuyên. Nhà cửa cũng cần được tạo điều kiện thông gió để không khí lưu thông, nhằm giảm thiểu nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao có trong không khí.

Xử lý chất thải ở người bệnh lao là bước quan trọng và bắt buộc để tránh lây lan ra cộng đồng. Một số chất dịch như đờm, đồ chứa của bệnh nhân lao cần được tiến hành đốt hoặc xử lý. Người mắc HIV/AIDS cần nhờ bác sĩ tư vấn các loại thuốc phù hợp để dự phòng lao. Một số đối tượng như người mắc đái tháo đường, loét dạ dày, … cần được tầm soát bệnh lao thường xuyên để đảm bảo an toàn. Nếu phát hiện sẽ kịp thời điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Có thể thấy rằng, lao phổi là bệnh lý hô hấp nguy hiểm, ảnh hưởng tới chính người bệnh và cả những người xung quanh. Hi vọng với những thông tin ở bài viết trên đây, bạn đọc sẽ có thêm thông tin để chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *