Hiện nay, có một cách kiểm tra ung thư phổi hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua chính là tầm soát ung thư phổi. Chủ động tầm soát ung thư sớm và duy trì hàng năm sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa sự tấn công của ung thư, đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Cách kiểm tra ung thư phổi hiệu quả mà bạn nên biết
1. Ung thư phổi – “Sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm, nảy sinh khi các tế bào trong phổi đột biến hoặc thay đổi. Với các triệu chứng ban đầu khó nhận biết, mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác,phần lớn các trường hợp đều phát hiện khi đã quá muộn. Tiên lượng sống lúc này cũng vì thế mà rút ngắn theo.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên ung thư phổi, phổ biến nhất là:
– Hút thuốc lá
– Hít khói thuốc tự động
– Làm trong môi trường có nhiều tác nhân gây ung thư như: amiăng, khí thải diesel, benzen,…
– Sinh sống trong môi trường ô nhiễm nặng
– Do yếu tố di truyền
Cũng giống như các dạng ung thư khác, ung thư phổi không có triệu chứng ban đầu hoặc các triệu chứng không có đặc trưng nên rất dễ bị bỏ qua. Một số dấu hiệu ngầm “cảnh báo” nguy cơ mắc ung thư phổi mà người bệnh cần để ý:
– Ho mạn tính, hay tái phát
– Mệt mỏi và sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
– Nhịp thở khò khó, đôi khi thấy khó thở
– Ho nhiều đờm có lẫn máu
– Đau tức vùng ngực
Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc ung thư phổi
2. Tầm soát ung thư – Phương pháp kiểm tra ung thư phổi hiệu quả
Vậy làm cách nào để có thể kiểm tra ung thư phổi một cách chính xác, biết được mình có mắc ung thư phổi hay không? Hiện nay, cách duy nhất được đánh giá hiệu quả đó là tầm soát ung thư phổi. Việc làm này cần được thực hiện sớm và duy trì hàng năm để dự phòng sức khỏe an toàn và hiệu quả nhất. Rất nhiều lợi ích của tầm soát ung thư phổi mang lại đó là:
– Sàng lọc bệnh ngay từ giai đoạn sớm, thậm chí chưa có dấu hiệu khởi phát ung thư
– Phát hiện sớm những dấu hiệu tiền ung thư phổi để kịp thời ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư.
– Tăng hiệu quả điều trị, quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơm
– Giảm thiểu chi phí so với lúc chữa trị bệnh ở giai đoạn muộn
– Tiết kiệm thời gian và công sức của người bệnh, gia đình
– Tiên lượng sống được kéo dài
2.1. Đối tượng nào nên tầm soát ung thư phổi sớm?
Tầm soát ung thư phổi là việc làm có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe. Đặc biệt với một số đối tượng có nguy cơ cao sau thì cần chủ động sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt:
– Có thói quen hút thuốc lá lâu năm (trên 20 năm)
– Thường xuyên bị tức ngực, ho,… hay bị sụt cân không biết nguyên nhân là gì
– Có tiền sử bệnh lý về phổi hoặc tiền sử gia đình có người thân từng mắc ung thư phổi.
– Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, các tia phóng xạ hoặc các tác nhân khác gây nên ung thư phổi.
– Những người thuộc độ tuổi từ 50 trở lên – đây là độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao.
Nam giới từ 50 tuổi trở lên nên chủ động tầm soát ung thư phổi
2.2. Quy trình tầm soát ung thư phổi
Sàng lọc, kiểm tra ung thư phổi sẽ trải qua ba bước:
– Khám lâm sàng
– Lấy mẫu xét nghiệm
– Thực hiện chẩn đoán hình ảnh
Đầu tiên, người bệnh sẽ được thăm khám tổng quát với bác sĩ nội. Ở bước khám này, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử triệu chứng và tiến hành khám lâm sàng. Bằng việc nghe phổi qua dụng cụ y tế chuyên dụng, bác sĩ sẽ phán đoán xem có dấu hiệu bất thường nào hay không. Hơn nữa, ở bước khám này, người bệnh cũng cần thành thật chia sẻ các thông tin như tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi hay không, có dấu hiệu lạ nào không,….
Bước tiếp theo, người bệnh sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm máu và nước tiểu. Ngoài các chỉ số cơ bản thì xét nghiệm máu sẽ có những chỉ số tìm ra dấu ấn ung thư. Đối với ung thư phổi thì sẽ dựa vào các chỉ số tiêu biểu như: CEA, NSE, Cyfra 21-1,..
Cuối cùng, người bệnh thực hiện lần lượt chụp X-quang, chụp CT và siêu âm ổ bụng. Với các phương pháp này, hình ảnh thu được sắc nét, rõ ràng hơn về khu vực cần tầm soát. Từ đó bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và chẩn đoán có hay không khối u trong phổi.
Tìm hiểu thêm: Ung thư gan thứ phát – Nguy hiểm nhân đôi với bệnh nhân
Sàng lọc ung thư phổi sớm giúp phòng ngừa bệnh tấn công
2.3. Lưu ý trước khi đi kiểm tra ung thư phổi
Nếu là lần đầu tầm soát ung thư phổi, có một số lưu ý nhỏ cần ghi nhớ sau:
– Trước khi làm xét nghiệm máu cần nghịn ăn ít nhất 6 tiếng
– Đối với chụp CT, chụp X-quang cần hạn chế đeo các phụ kiện bằng kim loại trên người, ưu tiên trang phục thoải mái
– Trước khi siêu âm ổ bụng cần uống nhiều nước và nhịn căng tiểu
– Lựa chọn địa chỉ uy tín được đánh giá tốt từ khách hàng.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu sản phụ vì sao mất ngủ sau sinh?
Nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm
Có thể thấy rằng, tầm soát ung thư phổi là phương pháp dự phòng sức khỏe hiệu quả nhất trước sự tấn công âm thầm của căn bệnh ung thư. Sàng lọc, kiểm tra ung thư phổi hàng năm sẽ giúp người bệnh không bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu (nếu có).
Hiểu được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc – TCI đã triển khai các gói tầm soát ung thư đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó có gói tầm soát ung thư phổi. Với các danh mục được xây dựng khoa học, đầy đủ cùng trải nghiệm khám máy móc hiện đại – bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, TCI hứa hẹn là cái tên bạn nên cân nhắc nếu như đang có nhu cầu tìm một địa chỉ thăm khám đó nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.