Những thông tin cần biết về vắc xin sởi quai bị Rubella

Vắc xin sởi quai bị Rubella là loại vắc xin đặc hiệu, có khả năng phòng ngừa đồng thời 3 loại virus Sởi, virus Quai bị và virus Rubella. Hiệu quả ngăn ngừa bệnh thực tế có thể lên tới 95%, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, phòng ngừa những di chứng nặng nề, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống trong tương lai.

Bạn đang đọc: Những thông tin cần biết về vắc xin sởi quai bị Rubella

1. Định nghĩa vắc xin sởi quai bị Rubella

Vắc xin ngừa sởi quai bị Rubella là loại vắc xin sống, đã giảm độc lực, được sử dụng tại các đơn vị tiêm chủng khắp cả nước. Vắc xin này có thể đồng thời ngăn ngừa cả 3 bệnh sởi, quai bị và Rubella.

Vắc xin sởi quai bị Rubella là "lá chắn" tốt nhất bảo vệ con người khỏi cả 3 bệnh sởi, quai bị và Rubella

Vắc xin phòng ngừa sởi quai bị Rubella là “lá chắn” tốt nhất bảo vệ con người khỏi cả 3 bệnh sởi, quai bị và Rubella

Vắc xin được điều chế từ virus sởi thuộc chủng Edmonston, virus quai bị thuộc chủng Jeryl Lynn và virus rubella thuộc chủng Wistar RA 27/3. Sau quá trình đông khô, vắc xin có màu trắng, ánh vàng, đi kèm là nước hồi chỉnh.

Thông thường, chúng ta được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi quai bị Rubella từ khi còn nhỏ. Sởi, quai bị và Rubella đều là những bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, những bệnh lý này còn có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới não, hệ thần kinh, hệ hô hấp, sức khỏe sinh dục, sinh sản sau này,… Vậy nên, việc tiêm vắc xin ngừa sởi quai bị Rubella là rất cần thiết.

2. Vắc xin phòng ngừa sởi quai bị Rubella hiệu quả như thế nào?

Việc tiêm vắc xin phòng ngừa sởi quai bị Rubella đóng vai trò rất quan trọng trong phòng tránh nhiễm virus sởi, quai bị, Rubella. Sau tiêm khoảng 2 tuần tới 1 tháng, vắc xin kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, sản sinh ra kháng thể chống lại sự tấn công của virus, đem lại hiệu quả:

– Ngăn ngừa virus xâm nhập, khiến chúng ta mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.

– Phòng tránh những biến chứng nặng nề mà bệnh để lại.

– Giảm nguy cơ bệnh bùng phát thành dịch, gây thiệt hại về người và của, trở thành gánh nặng cho xã hội.

– Giúp chúng ta phòng tránh được bệnh ngay từ khi còn nhỏ.

3. Những ai nên tiêm sởi quai bị Rubella?

Những người chưa tiêm phòng sởi, quai bị, Rubella đều cần thực hiện mũi tiêm này càng sớm càng tốt. Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể được tiêm ngừa sởi quai bị Rubella.

Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên tiêm ngừa sởi quai bị Rubella trước khi con được 5 tuổi. Trẻ đủ 12 tháng sẽ tiến hành tiêm 2 liều, mỗi liều 0.5ml. Liều thứ hai sẽ được thực hiện sau liều một khoảng 3 tháng hoặc khi bé đủ 4 tuổi đến 6 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và 4 điểm cần lưu ý

Những thông tin cần biết về vắc xin sởi quai bị Rubella

Nên tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella từ sớm để tránh những biến chứng nguy hại tới sức khỏe trong tương lai

Tiêm vắc xin từ nhỏ, trẻ sẽ được miễn dịch suốt đời và ít có khả năng mắc bệnh khi trưởng thành.

Đối với người trưởng thành hoặc phụ nữ trước mang thai, nếu chưa được tiêm ngừa sẽ thực hiện tiêm 2 liều vắc xin. Mỗi liều 0.5ml, liều thứ 2 cách liều điều tiên khoảng 1 tháng. Phụ nữ có ý định mang thai, nên tiêm ngừa trước khi có bầu khoảng 3 tháng.

4. Những ai không nên tiêm phòng sởi quai bị Rubella?

Khi tìm hiểu thông tin về vắc xin phòng ngừa sởi quai bị Rubella, bạn cũng nên chú ý xem bản thân có nằm trong những đối tượng không nên tiêm chủng hay không. Bên cạnh những người không thể tiêm vắc xin, cũng có những đối tượng chỉ cần hoãn tiêm và đợi chỉ định từ bác sĩ.

4.1. Những đối tượng không nên tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella

Dưới đây là một số đối tượng không nên tiêm ngừa sởi quai bị Rubella. Bạn cần chú ý xem xét liệu bản thân có nằm trong những nhóm đối tượng này không. Bên cạnh đó, khi tới tiêm chủng tại các đơn vị tiêm vắc xin, bác sĩ cũng sẽ dựa vào thông tin thăm khám sàng lọc để quyết định bạn có thể tiêm vắc xin hay không.

– Người có cơ địa nhạy cảm, bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin, bao gồm cả gelatin.

– Phụ nữ đang trong thai kỳ.

– Người có tiền sử bị kích ứng, dị ứng với neomycin.

– Đang bị sốt, viêm đường hô hấp.

– Người đang điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

– Người bị rối loạn đông máu, có bệnh bạch cầu hoặc có khối u hạch bạch huyết; những khối u ác tính ảnh hưởng trực tiếp tới tủy xương hay hệ bạch huyết.

– Người bị suy giảm miễn dịch, có biểu hiện lâm sàng khi nhiễm virus gây suy giảm hệ miễn dịch, không có khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin.

4.2. Những đối tượng nên hoãn tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella

Bên cạnh những đối tượng không thể tiêm vắc xin phòng bệnh sởi quai bị Rubella, cũng có những đối tượng cần được theo dõi thêm trước khi nhận chỉ định có thể tiêm chủng.

– Người bị có cơ địa dị ứng, đặc biệt là với trứng gà.

– Người đang sử dụng một số loại thuốc, phương pháp điều trị ức chế miễn dịch.

– Người đang điều trị xạ trị, sử dụng corticosteroids điều trị bệnh.

– Người có tiền sử rối loạn thần kinh, tổn thương não, thường xuyên bị co giật.

– Phụ nữ sau sinh, đang trong khoảng thời gian cho con bú, chưa cai sữa mẹ.

5. Phản ứng phụ có thể gặp phải sau tiêm ngừa sởi quai bị Rubella

Đối với vắc xin phòng ngừa sởi quai bị Rubella, sau khi tiêm, chúng ta có thể gặp phải một số phản ứng phụ thông thường như:

– Cảm thấy nóng, đau và châm chích tại vùng tiêm.

– Sốt khoảng 38 độ, có thể kèm theo phát ban nhẹ.

– Cảm thấy khó chịu, chán ăn, buồn nôn, có triệu chứng tiêu chảy.

– Trường hợp hiếm gặp có thể bị viêm tuyến mang tai.

– Đau nhức cơ thể, xương khớp. Tình trạng này thường gặp sau tiêm ở phụ nữ trưởng thành.

– Nổi mề đay, mẩn ngứa tại khu vực tiêm vắc xin hoặc toàn thân.

6. Lưu ý cần nắm rõ sau tiêm sởi quai bị Rubella

Sau khi tiêm vắc xin, thông thường, bạn sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe khoảng 30 phút tại đơn vị tiêm chủng trước khi ra về. Tuy nhiên, các bác sĩ, điều dưỡng thực hiện tiêm chủng cũng đưa ra một số lưu ý để khách hàng có thể tự chăm sóc, theo dõi vết tiêm tại nhà:

– Cần theo dõi tình trạng sức khỏe, các phản ứng phụ có thể xảy trong khoảng 24 tới 48 tiếng sau tiêm.

– Khi vết tiêm có tình trạng đau nhức, căng tức, nóng rát, bạn tuyệt đối không được thực hiện bất cứ tác động nào tới vết tiêm như gãi, chườm nóng, lạnh, bôi thuốc,…

– Nếu bị sốt sau tiêm, bạn có thể mặc đồ thoáng mát, thường xuyên lau người để giảm nhiệt độ. Ngoài ra, bạn có thể uống điện giải và cần lưu ý uống nhiều nước.

– Nếu sốt quá 38 độ, bạn có thể liên hệ tới bác sĩ, đơn vị tiêm chủng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt.

– Với những tình huống như sốt cao quá 38,5 độ, sốt liên tục không dứt, uống hạ sốt không có tác dụng hạ nhiệt, kèm theo co giật, khó thở, phát ban, tiêu chảy,… cần nhanh chóng đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ theo dõi, tìm hướng xử lý.

Những thông tin cần biết về vắc xin sởi quai bị Rubella

>>>>>Xem thêm: Thông tin về vắc xin 5.1: Lịch tiêm và tác dụng phụ

Sau khi tiêm chủng, cần chú ý theo dõi các phản ứng phụ trong vòng 24 tới 48 tiếng và thông báo tới đơn vị tiêm chủng khi nhận thấy có bất thường

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin ngừa sởi quai bị Rubella dành cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tiêm vắc xin tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, khách hàng sẽ được phục vụ tận tình, chu đáo với các quyền lợi như:

– Được khám sàng lọc trước tiêm, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

– Được sử dụng vắc xin có nguồn gốc, chất lượng đảm bảo, đúng chủng loại.

– Được lưu giữ lại thông tin mũi tiêm trên cổng thông tin Hệ thống tiêm chủng quốc gia, dễ dàng theo dõi, tra cứu và được nhắc lịch tiêm chính xác.

– Được tư vấn, thực hiện tiêm chủng với các bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn, kinh nghiệm.

– Phòng tiêm chủng rộng rãi, khang trang, sạch sẽ, được thiết kế phù hợp để tạo sự thoải mái cho các “khách hàng nhí” khi tới tiêm vắc xin.

– Tiêm chủng ở phòng khám, nơi có đủ chức năng khám chữa bệnh, cấp cứu, an toàn hơn ở các phòng tiêm chủng độc lập.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã có thêm kiến thức về vắc xin sởi quai bị Rubella. Ngoài ra, các bạn cũng có thể “bỏ túi” thêm một địa chỉ tiêm chủng uy tín, chất lượng khi cần được tư vấn, thực hiện bất cứ một mũi tiêm phòng nào.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *