Hiện nay, việc tầm soát ung thư để giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm đang được nhiều người quan tâm. Trong đó, danh mục xét nghiệm máu trong quy trình xét nghiệm tầm soát ung thư sớm là danh mục thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách rõ ràng và chính xác về phương pháp này.
Bạn đang đọc: Hiểu đúng về xét nghiệm máu trong xét nghiệm tầm soát ung thư sớm
1. Hiểu đúng về việc xét nghiệm máu trong xét nghiệm tầm soát ung thư sớm
1.1. Xét nghiệm máu trong xét nghiệm tầm soát ung thư sớm có phát hiện chính xác được ung thư hay không?
Xét nghiệm máu là phương pháp giúp bác sĩ tìm ra dấu ấn ung thư, đó là các protein đặc biệt, do tế bào ung thư sản sinh ra hoặc do các hormon. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, xét nghiệm máu không thể hiện được 100% bản chất ung thư. Nguyên nhân bởi có thể cho ra kết quả dương tính giả do máu có chứa những chất tương đồng với khối u.
Để xác định bệnh nhân có khối u ung thư hay không, thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm lại xét nghiệm sau khoảng thời gian 3- 6 tháng… Nếu đúng là có khối u thì các chỉ số này sẽ tăng lên theo tỷ lệ kích thước khối u. Khi các chỉ số này tăng lên sẽ kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng khác để xác định bệnh. Còn nếu là kết quả dương tính giả, các chỉ số thường sẽ vọt lên rồi giảm xuống.
Hiện tượng âm tính giả là điều nhiều người đang lo ngại nhất. Tức là người bệnh thực sự bị ung thư nhưng xét nghiệm máu lại không thể phát hiện được, ví dụ bệnh ung thư gan không tiết AFP vào máu.
Ngoài ra, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư còn được sử dụng để theo dõi điều trị và tiên lượng tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm. Cần lưu ý rằng giá trị của các chỉ số ung thư không phải tuyệt đối và nó chưa thể kết luận chính xác bạn có mắc bệnh ung thư hay không. Tuy nhiên nếu xét nghiệm thấy các dấu ấn ung thư tăng cao, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác.
Xét nghiệm máu là phương pháp quan trọng trong tầm soát ung thư
1.2. Một số chỉ số xét nghiệm máu trong xét nghiệm tầm soát ung thư sớm
Một số chỉ số xét nghiệm máu phổ biến khi tầm soát ung thư mà bạn nên biết có đó là:
– Chỉ số AFP tăng cao có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát, ung thư buồng trứng hoặc ung thư tinh hoàn.
– Chỉ số CA 125 tăng cao có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tử cung và các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
– Chỉ số CA 19-9 tăng cao có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy và bệnh ung thư đường tiêu hóa khác.
– Chỉ số CA 15-3 tăng cao có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư vú, ung thư phổi.
– Chỉ số HCG tăng cao (ngoài kỳ mang thai) có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn, ung thư màng đệm.
– Chỉ số Cyfra 21-1 tăng cao thường xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư vú, cổ tử cung.
– Chỉ số kháng nguyên PSA (PSA toàn phần và PSA tự do) giúp hỗ trợ phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
– Chỉ số CA 72-4 tăng cao có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư dạ dày, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng.
– Chỉ số NSE tăng cao có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào nhỏ, u nội tiết, u nguyên bào thần kinh, …
Việc các chỉ số trong xét nghiệm máu tăng cao có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có mắc ung thư hay không thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần làm kết hợp nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng khác như chụp CT, chụp MRI, siêu âm, nội soi, sinh thiết… (căn cứ vào từng trường hợp cụ thể).
Tìm hiểu thêm: Giúp mẹ giải quyết vấn đề chi phí đi sinh nhờ Bảo hiểm thai sản bảo lãnh
Chỉ số xét nghiệm máu góp phần hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh
2. Những lưu ý khi đi thực hiện xét nghiệm máu
Việc thực hiện xét nghiệm máu có một số yêu cầu nhất định cho bệnh nhân để giúp kết quả có độ chính xác cao. Cụ thể như:
– Bạn nên thực hiện bước nghiệm máu vào buổi sáng.
– Đối với một số loại xét nghiệm, người bệnh sẽ cần nhịn ăn khoảng từ 8 – 12 tiếng trước đó để đảm bảo kết quả chuẩn xác.
– Không uống các loại nước ngọt, sữa, nước trái cây và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafein trong vòng khoảng 12 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm máu.
– Bạn cần giữ cho tâm lý thoải mái, tránh tình trạng bị căng thẳng, stress, không nên thức đêm.
– Thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế, điền đầy đủ và chính xác thông tin sức khỏe của bản thân.
>>>>>Xem thêm: Viêm lợi có mủ khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị
Hãy lưu ý một số vấn đề khi thực hiện xét nghiệm máu
Để tiến hành bước xét nghiệm máu khi tầm soát ung thư một cách nhanh chóng với kết quả chính xác, bạn nên lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín có đầy đủ máy móc và trang thiết bị tiên tiến. Đặc biệt, trình độ chuyên môn của bác sĩ rất quan trọng nhằm giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý từ các kết quả thăm khám có được và đánh giá chính xác mức độ, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI từ lâu đã được biết đến là một cơ sở uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ tầm soát sức khỏe với các cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội. Đây là một địa chỉ đáng để quan tâm nếu bạn có nhu cầu làm thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư nói riêng hoặc đăng ký các gói khám tầm soát sức khỏe nói chung.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.