Bệnh viêm quanh cuống răng tuyệt đối đừng coi thường

Bệnh viêm quanh cuống răng là bệnh lý có thể để lại những hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh điển hình là áp xe răng, thậm chí biến chứng toàn thân nếu không được phát hiện sớm và can thiệp y tế kịp thời. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến viêm quanh cuống răng và cách điều trị như thế nào là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân.

Bạn đang đọc: Bệnh viêm quanh cuống răng tuyệt đối đừng coi thường

1. Những nguyên nhân nào gây nên viêm quanh cuống răng?

1.1 Viêm quanh cuống răng do bị nhiễm khuẩn

Bệnh viêm quanh cuống răng tuyệt đối đừng coi thường

Viêm tủy, tủy hoại tử là một trong những nguyên nhân gây viêm quanh cuống răng

Người bị viêm tủy, tủy hoại tử sẽ thường hay dẫn đến biến chứng viêm quanh cuống răng. Bởi vì quá trình viêm tủy sẽ gây ra làm giải phóng các chất có độc tính vào vùng mô quanh cuống răng do có vi khuẩn trú ngụ sâu bên trong. Các chất độc này bao gồm:

– Nội độc tố và ngoại độc tố được sản sinh từ vi khuẩn đang trú ngụ sâu bên trong.

– Các enzyme phosphatase acid, ß – glucuronidase, arylsulfatase gây tiêu protein.

– Các enzyme có khả năng tiêu hủy cấu trúc sợi chun và sợi tạo keo.

– Thành phần prostaglandin và interleukin 6 có khả năng gây tiêu xương.

1.2 Bệnh viêm quanh cuống răng do bị sang chấn

Sang chấn răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng viêm quanh cuống răng. Có hai cấp sang chấn răng thông thường:

– Sang chấn cấp tính: là loại sang chấn có tác động mạnh lên răng, gây đứt các mạch máu ở cuống răng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của vi khuẩn.

– Sang chấn mạn tính: sang chấn khớp cắn, núm phụ hoặc từ thói quen xấu của bệnh nhân như nghiến răng, cắn chỉ, cắn đinh,… hậu quả là làm tổn thương cuống răng mạn tính.

1.3 Bệnh viêm quanh cuống răng do bị sai sót trong điều trị

Trong quá trình điều trị nha khoa, những sai sót có thể làm cho cuống răng bị tổn thương, viêm nhiễm. Cụ thể:

– Trong khi lấy tủy răng hoặc làm sạch ống tủy, chất bẩn thường bị đẩy ra vùng cuống, việc này vô tình gây bội nhiễm.

– Ống tủy bị tắc do các tác nhân cơ học, điển hình là gãy dụng cụ hoặc do tác nhân hữu cơ như việc tạo nút ngà mùn trong lòng ống tủy.

– Bị các dị vật xâm nhập, như sợi cellulose côn giấy, bột tan từ găng tay,… vào vùng cuống răng gây viêm nhiễm.

– Bác sĩ nha khoa sử dụng thuốc sát khuẩn có tính kích thích mạnh ở vùng cuống răng.

– Hàn răng quá cuống làm cho vi khuẩn dễ dàng lưu lại và phát triển gây bệnh.

2. Biến chứng của viêm quanh cuống răng người bệnh phải đối mặt

Cơn đau nhức răng là dấu hiệu phổ biến nhất mà người bị viêm cuống răng phải đối mặt. Cơn đau xảy ra với tần suất liên tục, có thể lan các bộ phận khác như trán, đầu. Mức độ đau tăng dần lên và người bệnh không xác định được vị trí đau cụ thể.

Ngoài ra, khi bị viêm quanh cuống răng, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao lên đến 39 ̊C, kèm theo các hiện tượng nhiễm khuẩn chẳng hạn như môi khô, lưỡi bẩn, hạch ở dưới hàm hoặc cằm.

Tìm hiểu thêm: Sưng lợi hàm trên răng cửa và những cảnh báo răng miệng

Bệnh viêm quanh cuống răng tuyệt đối đừng coi thường

Khi bị bệnh viêm quanh cuống răng chỗ lợi tương ứng bị sưng tấy, đau đớn.

Bệnh viêm cuống chân răng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, bệnh có thể diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy xấu.

– Biến chứng tại chỗ: áp-xe vùng cuống bị viêm và xung quanh, gây ra viêm hạch và viêm xương tủy.

– Biến chứng toàn thân: các cơn đau xảy ra lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, thận, khớp bị ảnh hưởng như viêm thận, viêm khớp,…

Do đó, khi nhận thấy những dầu hiệu bất thường trong khoang miệng và ngoài cơ thể, người bệnh cần đi khám ngay để sớm điều trị dứt điểm bệnh và tránh những biến chứng xảy ra.

3. Cách chẩn đoán và điều trị viêm cuống răng như thế nào?

Điều trị viêm cuống răng phải dựa trên nguyên tắc là loại trừ toàn bộ các vùng mô đang bị nhiễm khuẩn và hoại tử trong ống tủy. Mục tiêu của việc điều trị chủ yếu là dẫn lưu các mô viêm ở khu vực cuống răng, từ đó tạo điều kiện cho mô cuống hồi phục tốt. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể và tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ chỉ định phương án điều trị phù hợp.

3.1 Cách chẩn đoán viêm cuống răng

– Chẩn đoán lâm sàng: bác sĩ nhận ra những điểm bất thường ở khoang miệng của người bệnh như vùng da ngoài chỗ vị trí răng tổn thương bị sưng đỏ, không rõ ranh giới, thậm chí có hạch và răng đổi màu. Khi gõ dọc vào răng, bệnh nhân có cảm, giác đau dữ dội so với khi gõ ngang. Cùng với đó, khi kiểm tra niêm mạc tại ngách lợi bác sĩ nhận thấy các mô khá lỏng lẻo.

Bệnh viêm quanh cuống răng tuyệt đối đừng coi thường

>>>>>Xem thêm: Khi nào nên nhổ răng khôn – Giải đáp từ bác sĩ

Qua việc chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ nhận ra những điểm bất thường trong khoang miệng của người bệnh như vùng da ngoài chỗ vị trí răng tổn thương bị sưng đỏ, có hạch và răng đổi màu

– Chẩn đoán qua chụp X-quang răng: thấy hình ảnh của ổ mủ, hình ảnh tiêu xương, có thể có u hạt, nang trên phim chụp X-quang.

3.2 Điều trị viêm cuống răng

Theo các bác sĩ nha khoa, với bệnh viêm cuống răng có các phương pháp điều trị sau:

– Phương pháp điều trị nội nha: bác sĩ chuyên khoa tiến hành làm sạch cùng tạo hình, hàn kín hệ thống ống tủy cho người bệnh. Đồng thời trung hòa các mô viêm nhiễm, sát khuẩn hệ thống ống tủy bằng việc cho dung dich Ca(OH)2 vào trong lòng ống tủy. Bệnh nhân được thực hiện phục hồi, tái tạo thân răng để giảm thiểu viêm nhiễm.

– Điều trị toàn thân: thường được thực hiện với những bệnh nhân bị đau lan các bộ phận khác trên cơ thể. Bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh để giảm đau kèm theo giảm viêm mô tế bào.

– Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật): sẽ áp dụng cho người bệnh không có chuyển biến tích cực sau khi điều trị nội nha. Bệnh nhân được phẫu thuật để lấy đi lớp vỏ nang viêm nhiễm. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có tiến hành tiếp cắt bỏ phần cuống răng bị viêm nhiễm hay không.

Như vậy, viêm quanh cuống răng là bệnh có thể điều trị khỏi nếu bệnh nhân phát hiện sớm và thực hiện đúng phương pháp. Do đó, để tránh biến chứng toàn thân có thể xảy ra, người bệnh cần chú ý đến dấu hiệu cảnh báo bệnh và thực hiện điều trị ở bệnh viện uy tín.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *