Bọc sứ răng hàm có phải giải pháp tối ưu để điều trị bệnh lý không?

Răng hàm là những răng nằm trong cùng của cung hàm nên thường vệ sinh tương đối khó khăn. Chính vì vậy, đây cũng là loại răng dễ mắc các bệnh lý răng miệng nhất. Và một trong những phương pháp được lựa chọn để điều trị chính là bọc sứ răng hàm.

Bạn đang đọc: Bọc sứ răng hàm có phải giải pháp tối ưu để điều trị bệnh lý không?

1. Bọc sứ răng hàm là phương pháp gì?

Răng hàm là nhóm răng thực hiện chức năng nghiền thức ăn, giữ cho khớp cắn của hàm được ổn định và giúp nâng đỡ môi má để chúng ta có khuôn mặt đầy đặn, cân đối. Có thể thấy rằng, răng hàm có vai trò quan trọng đối với cơ thể và khi răng hàm bị tổn hại, bệnh nhân cần sớm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện điều trị bảo tồn.

Để bảo tồn được răng hàm, có nhiều phương pháp khác nhau và một trong số đó là bọc sứ răng hàm. Bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng, sau đó gắn răng sứ lên cùi răng để tạo thành răng chắc khỏe, có màu sắc tự nhiên như răng thật và bệnh nhân có thể ăn nhai như bình thường.

Bọc sứ răng hàm có phải giải pháp tối ưu để điều trị bệnh lý không?

Bọc sứ răng hàm là phương pháp giúp bảo tồn được răng thật và được sử dụng phổ biến hiện nay

2. Đối tượng cần bọc sứ răng hàm

2.1 Răng hàm bị mòn cổ răng

Khi răng bị mòn cổ hoặc có những vết cắt trên răng (chải răng không đúng cách, chải răng mạnh) thì thức ăn sẽ có nguy cơ bám vào răng cao hơn bình thường và khó làm sạch bằng những phương pháp thông thường. Lúc này, bọc sứ được coi là một giải pháp hiệu quả.

2.2 Răng hàm bị sứt mẻ

Nếu như răng bị sứt mẻ, đã khắc phục bằng phương pháp hàn nhưng không phù hợp thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân thực hiện phương pháp bọc sứ.

2.3 Răng đã điều trị tủy

Với những răng đã từng điều trị tủy thì sẽ không có chức năng tốt như răng thật và sẽ bị tổn thương khi chịu tác động. Chính vì vậy, việc bọc sứ sẽ đảm bảo được chức năng răng cũng như bảo tồn được tối đa răng thật, tránh được những tác động từ môi trường bên ngoài.

Bọc sứ răng hàm có phải giải pháp tối ưu để điều trị bệnh lý không?

Với những răng đã từng điều trị tủy rất dễ bị tổn thương, việc bọc sứ sẽ đảm bảo được chức năng răng cũng như bảo tồn được tối đa răng thật.

2.4 Răng hàm bị sâu

Khi bị sâu, răng chịu rất nhiều tổn thương như có lỗ hổng, bề mặt răng bị tổn hại,…Vì vậy, bọc răng sứ được coi là phương pháp giúp bảo tồn răng cũng như ngăn chặn được tình trạng răng sâu tái phát.

3. Quy trình bọc sứ răng hàm

3.1 Thăm khám, sửa soạn răng hàm bị hư tổn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân để xác định mức độ tổn hại của răng hàm. Sau đó sửa soạn răng bị hư tổn để có đủ điều kiện bọc răng sứ.

3.2 Mài cùi răng thật, lấy dấu răng

Để có thể gắn được mão răng lên, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật của bệnh nhân, sau đó lấy dấu răng bằng một loại silicone chuyên biệt và gửi về phòng Labo để chế tác mão răng sứ.

Trong thời gian chờ đợi chế tác, bệnh nhân sẽ được gắn mão răng tạm thời để không làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.

Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn có đau không? Yếu tố ảnh hưởng đến nhổ răng khôn là gì?

Bọc sứ răng hàm có phải giải pháp tối ưu để điều trị bệnh lý không?

Để có thể gắn được mão răng lên, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật của bệnh nhân

3.3 Gắn mão răng

Khi răng sứ đã được hoàn thành, bác sĩ sẽ gắn thử và điều chỉnh xem có vừa vặn với bệnh nhân không, có bất thường nào không. Cuối cùng sẽ gắn vĩnh viễn mão răng sứ này cho bệnh nhân và bọc bên ngoài cùi răng thật.

4. Các mẫu răng sứ được ưa chuộng hiện nay

4.1 Răng sứ kim loại

Loại răng này có lớp bên trong được làm từ hợp kim Crom-Coban hoặc Crom-Niken, bề mặt bên ngoài được phủ một lớp sứ. Ưu điểm của răng sứ kim loại là chịu lực tốt, giá thành thấp nhất trong các loại răng sứ, độ bền tương đương răng thật tuy nhiên lại có một số nhược điểm như khi có ánh sáng đi qua sẽ nhìn rõ ánh đen kim loại trong răng sứ nên tính thẩm mỹ không cao, có thể gây kích ứng cho mô mềm trong miệng.

4.2 Răng sứ titan

Đúng như tên gọi, bên ngoài loại răng này được phủ một lớp sứ còn bên trong là một lớp titan. Chất liệu titan này được sử dụng phổ biến trong y học, không gây hiện tượng dị ứng và kết hợp được ăn ý với tổ chức xương của cơ thể tuy nhiên loại răng này vẫn có nhược điểm về tính thẩm mỹ khi khung sườn của răng là chất liệu hợp kim nên ánh đen khi có ánh sáng chiếu vào.

4.3 Răng sứ kim loại quý

Với loại răng này, chất liệu bên trong sẽ là những kim loại quý hiếm như vàng, platin, palladium và vẫn phủ sứ bên ngoài. Ưu điểm của phương pháp này là không gây kích ứng, không bị xám ở cổ răng tuy nhiên chi phí lại tương đối cao.

4.4 Răng toàn sứ Cercon

Bọc sứ răng hàm có phải giải pháp tối ưu để điều trị bệnh lý không?

>>>>>Xem thêm: Có phải ai cũng có thể niềng răng vẩu không?

Cả mặt trong và mặt ngoài của răng sứ Cercon đều được làm hoàn toàn bằng sứ

Đây là cải tiến mới nhất trong lĩnh vực bọc răng sứ khi khắc phục được nhược điểm của các phương pháp truyền thống về tính thẩm mỹ. Toàn bộ răng ở cả mặt trong và mặt ngoài đều được làm hoàn toàn bằng sứ, được chế tác theo công nghệ CAD/CAM tiên tiến. Loại răng này có màu sắc tự nhiên như răng thật, độ bền cao, không gây kích ứng mô mềm tuy nhiên chi phí lại gần như cao nhất trong các loại răng sứ và yêu cầu cần được thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề cao.

Bọc sứ răng hàm” – chủ đề ngày hôm nay đã được chúng tôi cung cấp với nhiều thông tin hữu ích trong bài viết này. Đây được coi là một trong những phương pháp hiệu quả giúp bảo tồn được răng thật, đảm bảo được chức năng ăn nhai cũng như có tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, nếu có ý định thực hiện, bạn hãy chọn các cơ sở nha khoa uy tín nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *