Gãy xương đòn có tập tạ được không là thắc mắc của rất nhiều người bởi gãy xương đòn ảnh hưởng tới khả năng vận động của cánh tay. Nếu tập luyện sai cách có thể khiến xương lâu lành và thành tật. Vì vậy, người bị gãy xương đòn cần nghiêm ngặt tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện để mau chóng hồi phục.
Bạn đang đọc: Gãy Xương Đòn Có Tập Tạ Được Không?
1. Gãy xương đòn như thế nào?
Xương đòn là xương nằm dài nằm dưới da vùng vai, nối giữa xương ức cùng hệ thống đai vai – cánh tay. Xương đòn có tác dụng như thanh chống giữa thân mình và khớp vai, giúp khớp vai hoạt động. Xương đòn còn có chức năng bảo vệ các cấu trúc quan trọng như phổi, bó mạch dưới đòn, đám rối cánh tay…
Gãy xương đòn (hay còn gọi là xương quai xanh) là tổn thương sau tai nạn trong sinh hoạt, chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông. Gãy xương đòn chiếm khoảng 2,6% trong các trường hợp gãy xương Đối tượng có nguy cơ cao là trẻ em và người trẻ tuổi. Đây là những người thường xuyên hoạt động mạnh, nhanh, với cường độ cao.
Tại Việt Nam, tỷ lệ gãy xương đòn trái thường cao hơn so với gãy xương đòn phải. Điều này có thể lý giải do người tham gia lưu thông xe máy, xe đạp chạy bên lề phải, nên hầu hết đều chống xe bằng chân trái, khi xảy ra tai nạn sẽ ngã về phía bên trái.
Gãy xương đòn cần hạn chế vận động mạnh
2. Tính nguy hiểm của gãy xương đòn
Xương đòn gãy không quá nguy hiểm và khá nhanh lành do xương đón có màng xương dày, lại nằm tại vị trí lồng ngực, được cung cấp nguồn máu dồi dào. Tuy nhiên, một số trường hợp gãy xương phức tạp hơn do chấn thương hoặc tai nạn nghiệm trọng.
Các mảnh xương gãy có thể đâm vào các bó thần kinh hay mạch máu quan trọng nằm dưới xương đòn, đám rối cánh tay hoặc đâm vào phổi gây tràn khí, tràn máu màng phổi, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
3. Gãy xương đòn có tập tạ được không?
Gãy xương đòn là tổn thương thường gặp mỗi khi bị té ngã, va đập vùng xương quai xanh dẫn tới gãy quãng giữa xương đòn (thường gặp nhất) hoặc 1/3 xương đòn trong, 1/3 đầu ngoài. Vì xương đòn có công dụng gắn cánh tay vào thân mình do vậy khi bị gãy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cả cánh tay khiến tay yếu hơn và cần hạn chế vận động. Ngay cả các hoạt động tập luyện thể lực trước đây cũng cần xem xét như tập tạ, tập gym.
Thông thường, khi bị gãy xương đòn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh không được nâng vật nặng, hoạt động mạnh ở cánh tay bên gãy để không ảnh hưởng đến quá trình liền xương. Chỉ đến khi xương đã lành, người bệnh mới được luyện tập nhẹ và tăng dần mức độ sau khi đã khỏi hoàn toàn. Tập tạ cũng là hoạt động ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và có thể khiến xương gãy lại nếu nâng tạ nặng. Vì vậy, người bệnh nên ngừng tập tạ cho đến khi hồi phục hẳn.
Để được chẩn đoán chính xác và có các lời khuyên sức khỏe bổ ích, người bệnh nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở uy tín, đồng thời nghiêm ngặt tuân theo chỉ định của các bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?
Khi bị gãy xương đòn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh không được nâng vật nặng, hoạt động mạnh ở cánh tay bên gãy để không ảnh hưởng đến quá trình liền xương
4. Gãy xương đòn vai bao lâu thì lành lại?
Gãy xương đòn cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục. Tùy vào phương pháp điều trị, thời gian lành xương sẽ khác nhau.
Đối với phương án điều trị bảo tồn, thời gian lành xương sẽ từ 4-8 tuần (liền vững 2-3 tháng). Tuy nhiên người bệnh phải mang đai cố định vai trong suốt khoảng thời gian này. Đối với bệnh nhân sử dụng phương án phẫu thuật để điều trị gãy xương, người bệnh có thể hoạt động trở lại sớm hơn.
Để hồi phục nhanh chóng, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ quá trình liền xương nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi sát sao tình trạng xương để có các biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra các dấu hiệu bất thường.
5. Gãy xương đòn khám ở đâu?
Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh xương khớp, bệnh viện Thu Cúc đã xây dựng chuyên khoa cơ xương khớp do bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan đảm nhiệm. Chuyên khoa có chức năng khám và điều trị nhiều bệnh lý xương khớp trong đó có gãy xương đòn. Để hỗ trợ tốt cho quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh, bệnh viện đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại như: Máy chụp X quang, máy chụp CT, MRI…
>>>>>Xem thêm: Đau lưng ở đốt sống cuối – Nguyên nhân và triệu chứng
Hội tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, người bệnh không chỉ được khám chữa bệnh hiệu quả tại viện mà còn được hướng dẫn chăm sóc tại nhà một cách tốt nhất.
Áp dụng mức giá khám bệnh hợp lý cùng thanh toán BHYT, bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định, bệnh viện tiết kiệm được nhiều chi phí cho người bệnh. Nếu có thắc mắc nào ngoài gãy xương đòn có tập tạ được không, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.