Đừng chủ quan với bệnh viêm tai giữa trẻ em

Bệnh viêm tai giữa trẻ em là bệnh có tiến triển nhanh, nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Đừng chủ quan với bệnh viêm tai giữa trẻ em

1. Trẻ mắc bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em, gây ra tình trạng nhiễm trùng ở trong tai. Theo thống kê, có khoảng 17 – 18% trẻ em 3 tuổi bị mắc bệnh viêm tai giữa, 9% trẻ ở độ tuổi 3 – 5 mắc bệnh. 

1.1. Triệu chứng viêm tai giữa trẻ em 

Khi trẻ mắc bệnh viêm tai giữa thường có những biểu hiện đặc trưng sau:

– Sốt cao, có thể lên đến 39 độ C

– Khó ngủ, ngủ trằn trọc, ngủ không đẫy giấc, hay quấy khóc

– Chán ăn, ăn không ngon miệng

– Nôn ói, tiêu chảy

– Chảy mủ, dịch vàng hoặc trắng từ tai

– Nghe kém, suy giảm thính lực

– Đau tai, đau đầu

Những dấu hiệu trên chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nhẹ và khả năng điều trị khỏi cao. Tuy nhiên, có một số trường hợp chủ quan với các triệu chứng mà không điều trị dứt điểm, để bệnh phát triển nặng. Điều này sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Ba mẹ nên lưu ý. 

Đừng chủ quan với bệnh viêm tai giữa trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ nên được cha mẹ lưu ý và đề phòng

Dưới đây là một số biến chứng sẽ xảy ra nếu trẻ không trị dứt điểm bệnh:

– Thủng màng nhĩ

– Xơ nhĩ

– Tê liệt mặt, tê liệt dây thần kinh

– Viêm tai xương chũm

– Nghiêm trọng hơn là các biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe não…

Ở trẻ em, do hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn thiện và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus bên ngoài mà các bệnh viêm nhiễm rất khó tránh khỏi. Vậy nên các bậc cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu thay đổi thất thường của cơ thể trẻ và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

1.2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm tai giữa ở độ tuổi các em bé, đó là:

– Môi trường sống: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm, khói bụi, ô nhiễm môi trường là các nguyên nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

– Cấu trúc tai chưa hoàn thiện: Vòi nhĩ trong tai đóng vai trò loại bỏ các chất thải, tạp chất dư thừa ra khỏi tai. Một khi cơ quan này bị tắc vì một nguyên nhân nào đó, chất thải bị ứ đọng lại, hậu quả vi khuẩn theo đó cũng kẹt lại và làm viêm nhiễm ống tai.

– Mắc các bệnh liên quan đến sọ mặt: bệnh Down, khe hở vòm…

– Dị ứng

– Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng, viêm amidan…

Đừng chủ quan với bệnh viêm tai giữa trẻ em

Trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang mũi cũng là nguyên nhân gây viêm tai giữa

2. Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa trẻ em

Thực tế, viêm tai giữa không phải là một bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để điều trị cho bé.

– Dùng thuốc hạ sốt: Trong trường hợp trẻ lên cơn sốt cao (khoảng 38 độ trở đi), bạn có thể sử dụng thuốc để giảm đau và hạ sốt. Lưu ý là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tự ý mua thuốc điều trị. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không bó sát vào người trẻ và lấy khăn chườm ấm vào tai trẻ.

– Dùng thuốc kháng sinh: Vi khuẩn rất có mẫn cảm với các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cơ thể bé còn nhỏ và chưa kịp thích ứng với đặc thù của thuốc, bạn nên làm theo chỉ định của bác sĩ để biết liều lượng phù hợp với từng thể trạng trẻ và loại thuốc kháng sinh nào nên dùng.

– Theo dõi, quan sát trong và sau khi điều trị: Việc làm này vô cùng cần thiết để phòng tránh bệnh tái phát nhiều lần.

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm amidan viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản

Đừng chủ quan với bệnh viêm tai giữa trẻ em

Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trong quá trình sau khi điều trị khỏi, bạn nên bỏ túi một số mẹo dưới đây để ngăn ngừa bệnh:

– Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn. 

– Không dùng chung dụng cụ ăn uống, luôn có bát và thìa riêng của trẻ

– Khi ho hoặc hắt hơi nên lấy tay che miệng

– Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc

– Luôn giữ ấm mùa lạnh, vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên. Khi viêm mũi hoặc viêm xoang thì nên hạn chế bơi lội, tránh để nước lọt vào tai

– Không cho trẻ tiếp xúc với những người mắc các bệnh về đường hô hấp

– Vệ sinh tai và mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, rửa 2 -3 lần/ngày

– Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp: ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu; uống thêm nước hoa quả. Đối với trẻ 6 tháng tuổi nên cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trong trường hợp trẻ phải bú bình thì nên bú đứng, tránh bú nằm.

– Kiểm tra sức khỏe, khám chuyên khoa tai – mũi – họng định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và kịp thời điều trị.

Đừng chủ quan với bệnh viêm tai giữa trẻ em

>>>>>Xem thêm: Bệnh ù tai: Nguyên nhân và điều trị

Khám chuyên khoa tai – mũi – họng định kỳ để theo dõi các chức năng

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về bệnh viêm tai giữa và các biện pháp điều trị – phòng ngừa đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *