Đau nhói, nhức mỏi, co cứng ngón tay… là những hiện tượng thường xảy ra ở đầu ngón tay của bạn. Các đầu ngón tay rất nhạy cảm vì chúng chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và có nhiệt độ cao hơn hẳn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Vậy đau đầu ngón tay do đâu và nó cảnh báo những bệnh lý gì?
Bạn đang đọc: Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh nguy hiểm
Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh Raynaud
- Đau nhói, nhức mỏi, co cứng ngón tay… là những hiện tượng thường xảy ra ở đầu ngón tay của bạn. C
Đây là bệnh cho thấy tình trạng các mạch máu ngoại vi phản ứng thái quá với điều kiện môi trường lạnh gây co thắt, khiến co mạch cực độ cũng như ngăn chặn máu luân chuyển đến các ngón tay, chân, tai, mũi. Trong đó, bệnh gây ảnh hưởng nhiều nhất đến các đầu ngón tay.
Các triệu chứng:
– Ngón tay lạnh.
– Màu da thay đổi khi gặp lạnh hoặc stress. Đầu tiên, da thay đổi từ trắng sang xanh do bị dồn nén bên trong mạch máu, sau đó lại chuyển sang đỏ khi máu bắt đầu tuôn ồ ạt bên trong.
– Tê hoặc ngứa ran ở ngón tay.
– Loét đầu ngón tay.
– Đau ở ngón tay, đặc biệt là đầu ngón tay.
Điều trị:
– Bạn cần tránh lạnh hoặc stress ngay trong nhà, nơi làm việc… Nên sử dụng găng tay để các đầu ngón tay luôn được giữ ấm.
– Bỏ thuốc lá vì hút thuốc sẽ làm các mạch máu ở đầu ngón tay bị thu hẹp lại.
– Không sử dụng caffeine.
– Ngâm tay trong nước ấm.
Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh thần kinh ngoại biên
Một số bệnh như bệnh tiểu đường có thể gây ra ảnh hưởng đến các dây thần kinh, dẫn đến đau, tê, ngứa ran cả cánh tay, thậm chí là ở bàn chân. Hiện tượng này còn gọi là bệnh thần kinh ngoại biên, đôi khi dẫn đến đau nhức các đầu ngón tay.
Các triệu chứng:
– Tê, cảm giác như kiến bò trong lòng bàn tay, ngứa ran ở các đầu ngón tay.
– Nhạy cảm quá mức khi chạm vào cái gì đó.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: thoát vị đĩa đệm là đau ở đâu
- Một số bệnh như bệnh tiểu đường có thể gây ra ảnh hưởng đến các dây thần kinh, dẫn đến đau, tê, ngứa ran cả cánh tay
Điều trị:
– Kiểm soát huyết áp ở mức độ ổn định.
– Duy trì lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.
– Tích cực hoạt động.
– Bỏ hút thuốc.
Tay tê cóng
Tê cóng tay là hiện tượng cảm lạnh phổ biến nhất ở các mô, xảy ra khi da và mô dưới đông cứng. Hầu hết các trường hợp bị tê cóng là do tiếp xúc hoặc không được bảo vệ dưới thời tiết lạnh.
Các triệu chứng:
– Tay lạnh, trắng bệch, cứng, mất cảm giác hoặc chỉ đau âm ỉ ở phần đầu ngón tay.
– Hiện tượng đau đầu ngón tay xuất hiện khi mô bắt đầu tan.
Điều trị:
– Bảo vệ làn da khi tiếp xúc môi trường lạnh. Nếu gặp lạnh, bạn có thể ủ ấm bằng cách luồn tay vào nách.
– Nhẹ nhàng làm ấm khu vực bị tê buốt. Ngâm tay, chân trong nước ấm (37-42oc) từ 15-30 phút.
– Không ủ ấm da đang bị tê buốt bằng nhiệt độ trực tiếp từ bếp lò, đèn nhiệt, lò sưởi vì rất dễ gây bỏng.
>>>>>Xem thêm: Thoát vị địa đệm: phân loại, triệu chứng và điều trị
- Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi đau đầu ngón tay
Viêm khớp ngón tay
Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp thường là những dạng khớp gây đau đầu ngón tay. Đối với tay, viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến các khớp ở ngón tay cái, giữa các ngón tay hay khu vực gần móng.
Các triệu chứng:
– Trong giai đoạn đầu, viêm khớp dẫn đến cảm giác nóng rát trong ngón tay, đặc biệt là ở đầu ngón.
– Khi viêm khớp tay nặng hơn, xương sụn bị mòn đi, người bệnh có thể bị đau khi không hoạt động bằng tay hoặc hoạt động rất ít.
Điều trị:
– Hơi nóng hoặc hơi lạnh có thể giúp ngón tay giảm đau.
– Hãy tìm đến chuyên gia vật lý trị liệu để nhận được sự giúp đỡ.
Các vấn đề về da
Bất cứ tình trạng da nào như zona, viêm mô tế bào nếu xảy ra ở các ngón tay đều có thể là nguyên nhân gây đau đầu ngón tay.
Các triệu chứng:
– Viêm da, da bong tróc, nứt nẻ nghiêm trọng.
– Nhiễm trùng, sưng ở các đầu ngón tay.
Điều trị: Tìm đến các bác sĩ chuyên bệnh da liễu để có giải pháp chữa trị tốt nhất.
Các yếu tố khác
Ngoài những nguyên nhân trên còn có các nguyên nhân khác gây đau đầu ngón tay như
– Đau tim.
– Viêm xơ cơ.
– Mụn nước.
– Loãng xương.
Nếu cần tư vấn về đau đầu ngón tay bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.