Viêm lợi răng: Nhận biết triệu chứng và cách chữa trị

Viêm lợi răng hiện nay là một chứng bệnh vô cùng phổ biến trên toàn Thế giới. Bệnh không những khiến chủ nhân đau đớn mà còn mất tự tin vì hơi thở có mùi. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng và các cách chữa trị viêm lợi qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Viêm lợi răng: Nhận biết triệu chứng và cách chữa trị

1. Viêm lợi răng là gì?

Lợi răng (hay còn là nướu), là tổ hợp các mô mềm xung quanh răng, có nhiệm vụ che chắn, bảo vệ và nâng đỡ chân răng. Ở người có sức khỏe bình thường thì lợi sẽ săn chắc và có màu hồng nhạt.

Viêm lợi răng là tình trạng lợi bị kích ứng, sưng tấy do vi khuẩn từ thức ăn thừa và các mảng bám trên răng gây ra. Bệnh rất dễ để phát hiện và điều trị nhưng nhiều người chủ quan, cho rằng bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị, bệnh hoàn toàn có thể chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn. Cụ thể là gây tổn thương và chảy máu ở lợi, thậm chí là rụng răng.

Viêm lợi răng: Nhận biết triệu chứng và cách chữa trị

Viêm lợi răng là tình trạng lợi bị kích ứng, sưng tấy do vi khuẩn từ thức ăn thừa và các mảng bám trên răng gây ra.

2. Người mắc bệnh viêm lợi thường trải qua những giai đoạn nào?

Thông thường, bệnh viêm lợi răng có 2 giai đoạn là viêm cục bộ và viêm cận răng.

2.1 Viêm lợi răng cục bộ

Ở giai đoạn này, lợi bắt đầu phồng lên, chuyển sang màu đỏ và có thể chảy máu khi có sự tác động, nhất là khi đánh răng. Đây là giai đoạn bệnh chưa gây ảnh hưởng nhiều đến tổ chức răng, người bệnh cũng chưa có cảm giác đau đớn nhiều. Khi đó, bệnh rất dễ điều trị nhưng có nguy cơ tái phát cao.

2.2. Viêm cận răng

Viêm lợi cục bộ không được chữa trị và chăm sóc đúng cách sẽ tạo thành các lỗ hổng quanh răng, do lớp lợi trong cùng và xương hàm bị đẩy ra sau. Những lỗ hổng đó dần trở thành nơi “tụ tập” của thức ăn thừa, “thu hút” vi khuẩn, gây nhiễm khuẩn.

Lúc này, lợi sẽ bị sưng tấy, có màu đỏ tươi, thậm chí là chảy máu, gây đau nhức, hơi thở có mùi hôi. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tụt lợi, khiến răng và xương hàm bị phá hủy nặng nề. Khi răng không còn chỗ bám sẽ trở nên lỏng lẻo và dễ bị rụng.

3. Nhận biết viêm lợi qua những triệu chứng sau

Như đã chia sẻ, bệnh này rất dễ để theo dõi và nhận biết. Người bệnh hoàn toàn có thể nhận thấy các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lợi như:

– Đau ở khoang miệng, vị trí lợi bị sưng.

– Hôi miệng.

– Thấy xót và chảy máu khi đánh răng.

– Lợi bị sưng, có màu hồng đỏ, thậm chí mưng mủ.

– Trường hợp nghiêm trọng có thể bị loét, mưng mủ

– Răng có dấu hiệu lung lay, xuất hiện khe hở giữa răng và lợi.

– Xuất hiện nhiều cao răng và mảng bám răng.

Viêm lợi răng: Nhận biết triệu chứng và cách chữa trị

Hôi miệng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm lợi răng.

4. Bệnh viêm lợi gây ra những biến chứng gì?

Không chỉ là đau nhức hay khó chịu trong sinh hoạt, viêm lợi không được điều trị còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Chắc chắn những bệnh lý đó đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

– Viêm lợi để lâu sẽ lan đến các mô cơ và mô xương, nguy cơ mất răng.

– Viêm lợi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm phổi, đau tim và thậm chí là đột quỵ

– Bà bầu bị viêm lợi, con sinh ra sẽ nhẹ cân hơn con của các bà bầu có răng lợi khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm: Niềng răng hô mất bao lâu – Giải đáp từ chuyên gia

Viêm lợi răng: Nhận biết triệu chứng và cách chữa trị

Bà bầu bị viêm lợi, con sinh ra sẽ nhẹ cân hơn con của các bà bầu có răng lợi khỏe mạnh.

5. Điểm danh 10 cách chữa viêm lợi tại nhà bạn nên biết

5.1. Chữa viêm lợi bằng nước muối

Muối là một chất khử trùng tự nhiên và hiệu quả. Việc thường xuyên súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích:

– Loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng, chân răng.

– Xoa dịu chỗ viêm.

– Làm giảm đau và tình trạng nhiễm khuẩn.

– Cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. hôi miệng.

Tuy nhiên, trong muối có tính axit, có thể làm ảnh hưởng men răng nên không được ngậm quá lâu khi súc miệng.

5.2. Sử dụng tinh dầu sả để chữa viêm lợi răng

Pha loãng tinh dầu sả vào nước, súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp đánh bay mảng bám và điều trị viêm lợi hiệu quả. Tinh dầu sả tuy an toàn nhưng tính sát khuẩn cực mạnh nên cần phải pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu với 225ml nước. Việc này giúp đảm bảo an toàn và lợi sẽ không bị kích ứng.

Viêm lợi răng: Nhận biết triệu chứng và cách chữa trị

Pha loãng tinh dầu sả vào nước, súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp đánh bay mảng bám và điều trị viêm lợi hiệu quả.

5.3. Súc miệng bằng lô hội

Các chuyên gia cho rằng lô hội có hiệu quả tương đương với chlorhexidine – một chất giúp giảm mảng bám và viêm lợi hiệu quả. Người bệnh có thể dùng trực tiếp gel lô hội nguyên chất 100%, vừa an toàn vừa hiệu quả.

5.4. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu tràm trà

Các chuyên gia cho rằng, tinh dầu tràm trà có thể ngăn ngừa chảy máu lợi đáng kể. Thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng hoặc vào nước để súc miệng, sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

Lưu ý: Tinh dầu tràm trà rất mạnh, có thể gây phản ứng nóng nhẹ, phát ban hoặc dị ứng. Do đó, người dùng hãy pha thật loãng tinh dầu, đặc biệt những người dùng lần đầu.

5.5. Dùng nghệ để chữa viêm lợi

Nghệ là một “vị thuốc” kháng sinh tự nhiên vô cùng hiệu quả và lành tính. Do đó, những người bị viêm lợi có thể sử dụng nghệ để kháng viêm, ngăn ngừa chảy máu và sưng lợi.

5.6. Giảm viêm lợi nhờ đinh hương

Eugenol – một loại hợp chất gây tê tự nhiên, được tìm thấy rất nhiều trong đinh hương. Không những thế, đinh hương còn được khuyên dùng nhờ đặc tính kháng virus và chống oxy hóa. Do đó, dùng bông mềm, thấm một ít tinh dầu đinh hương, chấm nhẹ vào vị trí lợi viêm sẽ vừa giảm đau, vừa giảm viêm lợi.

Bên cạnh đó, đinh hương còn giúp ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám và chữa hôi miệng cực tốt và cực an toàn. Vì vậy, nên nếu người dùng có lỡ nuốt phải thì cũng không hề gây ảnh hưởng gì.

5.7. Súc miệng bằng nước lá ổi

Đã từ rất lâu, người Việt hay dùng lá ổi để chữa viêm lợi và hôi miệng. Do lá ổi có tính kháng khuẩn và kháng sinh vật nên có thể sử dụng như một loại khác sinh giúp kiểm soát mảng bám.

Cũng chính vì thế mà lá ổi còn làm giảm đau, giảm viêm lợi và trị viêm lợi cực hiệu quả. Vì thế, nếu thấy lợi bị tấy đỏ, người bệnh có thể đun lá ổi để lấy nước súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần xem sao.

Viêm lợi răng: Nhận biết triệu chứng và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ mất bao nhiêu tiền: 6 yếu tố quyết định giá bọc sứ

Đã từ rất lâu, người Việt hay dùng lá ổi để chữa viêm lợi và hôi miệng.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm lợi răng phổ biến, triệu chứng của bệnh cũng như cách chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là những cách chữa viêm lợi tức thời. Nếu thấy bệnh trở nặng, người bệnh cần nhanh chóng tới gặp nha sĩ để được điều trị, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Đừng quên giữ vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách và khám nha khoa định kỳ để có một sức khỏe răng miệng thất tốt, các bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *