Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm là mũi tiêm cần thiết với tất cả mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, với trẻ em, mũi tiêm này lại đặc biệt quan trọng. Không đơn giản chỉ là đưa con đi tiêm vắc xin, phụ huynh cần phải nắm được những thông tin khác như tiêm vắc xin cúm cho trẻ khi nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi tiêm cần lưu ý những gì? Những thông tin sau có thể giúp các bậc làm cha, mẹ yên tâm hơn khi đưa con đi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.
Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin cúm cho trẻ khi nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả?
1. Bệnh cúm và những tác hại đối với trẻ nhỏ
Cúm là bệnh lý đường hô hấp, do vi khuẩn cúm A (A-H3N2, A-H1N1), cúm B và cúm C gây ra. Virus cúm có khả năng lây nhiễm rất nhanh, qua nước bọt, dịch mũi, họng và có thể tồn tại trên bề mặt của đồ vật. Đối với trẻ nhỏ, nguy cơ nhiễm cúm càng cao hơn khi đề kháng của trẻ còn yếu, kém, hệ miễn dịch chưa sản sinh được kháng thể cần thiết để chống lại bệnh.
Biểu hiện thường gặp của cúm là ho, đau họng, sổ mũi, sốt, nhức đầu, nhức mỏi người, cơ thể mệt mỏi, uể oải,… Với người có trạng thái cơ thể khỏe mạnh, khi nhiễm cúm, kháng thể tự nhiên có thể chống lại tác động của virus và giúp người đó phục hồi chỉ sau khoảng 7 tới 10 ngày. Tuy nhiên, với trẻ em hoặc người cao tuổi, đề kháng, miễn dịch kém, virus cúm có thể tấn công mạnh mẽ và gây ra nhiều biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não, suy hô hấp,… Nhiều trường hợp nếu sốt lâu ngày, cơ thể suy nhược có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh cúm có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ hô hấp và sức khỏe của trẻ
Hiện nay, cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng tránh tốt nhất là sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
2. Tiêm vắc xin cúm cho trẻ khi nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả?
Cúm là chủng virus có thể xuất hiện và phát triển theo từng mùa trong năm. Tuy nhiên, đỉnh điểm của dịch rơi vào mùa đông – xuân, khoảng từ tháng 3 tới tháng 4, tháng 9 tới tháng 10. Do virus cúm có thể thay đổi tính kháng nguyên và biến đổi thành chủng mới theo từng năm, vậy nên chúng ta cần tiêm nhắc lại những loại vắc xin mới được cập nhập để bảo vệ cơ thể tốt hơn, đồng thời cung cấp kháng thể chống lại các chủng cúm mới.
2.1. Nên tiêm vắc xin cúm cho trẻ khi nào?
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên có thể thực hiện tiêm phòng cúm mà không cần lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe. Trẻ từ 6 tháng tuổi cho tới 35 tháng tuổi, khi thực hiện những mũi tiêm đầu tiên, cần chú ý mỗi thứ hai tiêm cách mũi thứ nhất 4 tuần. Mỗi mũi tiêm với liều lượng 0,25ml.
Từ 35 tháng tuổi trở lên, trẻ có thể tiêm vắc xin cúm hàng năm để đảm bảo cơ thể chống lại được sự tấn công của virus cúm. Sau khoảng 2 tuần kể từ khi vắc xin được đưa vào cơ thể, kháng thể sẽ được sản sinh và có khả năng chống lại virus từ 50 cho tới 80%.
Trẻ em trên 6 tháng tuổi sẽ được tiêm bắp. Mỗi mũi tiêm cần được theo dõi để đảm bảo tiêm đủ liều lượng mỗi năm.
2.2. Liều lượng tiêm vắc xin cúm an toàn cho trẻ
Hiện nay, hai loại vắc xin cúm được sử dụng tại Việt Nam bao gồm Vaxigrip từ Pháp và Influvac từ Hà Lan. Chi tiết lịch tiêm phòng cúm cho trẻ như sau:
– Đối với trẻ từ 6 tháng tới 9 tuổi: Hai mũi tiêm sẽ cách nhau tối thiểu là 1 tháng. Sau đó, trẻ có thể tiêm mỗi năm một mũi nhắc lại.
– Đối với trẻ từ 9 tuổi trở lên: Mũi tiêm đầu sẽ tiêm với liều lượng 0,5ml. Sau đó, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại mỗi năm.
Nếu phụ huynh muốn tiêm phòng cúm cho con, nên tiêm trước khi vào mùa dịch từ 2 cho tới 4 tuần để đảm bảo thời gian sản sinh kháng thể, giúp bé được bảo vệ tốt nhất.
2.3. Cần chú ý tiêm vắc xin cúm cho trẻ khi nào? Lý do nên tiêm nhắc lại mỗi năm
Tiêm vắc xin cúm cho trẻ, ngoài việc chú ý về độ tuổi có thể bắt đầu tiêm, bố mẹ cần lưu ý đến việc tiêm nhắc lại cho con. Tiêm vắc xin cúm cần thực hiện mỗi năm với mục đích:
– Duy trì kháng thể cho bé. Trẻ nhỏ đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vì vậy nguy cơ mắc cúm, cũng như chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng từ cúm thường cao hơn người trưởng thành.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Vắc xin thương hàn tiêm khi nào?
Vắc xin cúm cần được tiêm nhắc lại hàng năm, theo liều lượng mà đơn vị tiêm chủng chỉ định
– Virus cúm thường xuyên phát triển và biến đổi liên tục. Vì vậy, cần tiêm nhắc lại cho trẻ mỗi năm để đảm bảo bé được bảo vệ khỏi những chủng virus mới.
– Kháng thể từ vắc xin chỉ có thể hoạt động mạnh mẽ nhất từ 6 tháng cho tới 1 năm. Chính vì vậy, để bảo vệ tốt nhất cho bé, phụ huynh nên chú ý các mũi tiêm nhắc lại cho con đã được đơn vị tiêm chủng thông báo.
– Hàng năm, vắc xin sẽ được thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của người sử dụng cũng như có khả năng chống lại các chủng virus hiện hành. Tiêm nhắc lại vắc xin cúm là điều cần thiết, giúp trẻ có đủ kháng thể để tránh khỏi những chủng cúm mới, đặc biệt là những chủng cúm nguy hiểm, khả năng lây nhiễm cao.
3. Những đối tượng trẻ nên và không nên tiêm vắc xin cúm
3.1. Những đối tượng nên tiêm vắc xin cúm từ sớm, khi đủ độ tuổi cho phép
Đối với một số đối tượng trẻ em, cần tiêm phòng vắc xin sớm để trẻ có kháng thể chống lại virus cúm, tránh một số vấn đề nguy hại tới sức khỏe.
– Trẻ sinh non, miễn dịch tự nhiên yếu, cần tiêm phòng khi đủ 6 tháng tuổi.
– Trẻ có tiếp xúc gần với người bị cúm.
– Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường, khu vực đông người (nhà trẻ, sống trong khu chung cư đông đúc,…)
– Trẻ có hệ miễn dịch tự nhiên kém do mắc phải một số bệnh lý bẩm sinh như bệnh về tim mạch, lây nhiễm HIV từ mẹ,…
3.2. Những đối tượng không nên tiêm vắc xin hoặc cần chú ý trước khi tiêm
Bên cạnh những đối tượng nên chú ý tiêm phòng sớm, bố mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên vội vàng thực hiện tiêm vắc xin cúm cho con khi trẻ thuộc những nhóm đối tượng sau:
– Trẻ chưa được 6 tháng tuổi.
– Trẻ từng gặp phản ứng quá mẫn với vắc xin cúm.
– Trẻ mắc hội chứng hội chứng Guillain-Barre.
– Trẻ đang bị sốt, các bệnh lý nhiễm trùng hoặc đang được sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch.
4. Một số phản ứng phụ có thể xảy ra ở trẻ sau khi tiêm vắc xin cúm
Sau khi tiêm vắc xin cúm, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ như:
– Sốt, khó chịu trong người.
– Đau, nhức ở tại vị trí tiêm.
– Buồn nôn, đi ngoài.
Những phản ứng phụ thường khá hiếm gặp, đa số chỉ dừng lại ở một vài phản ứng nhẹ như đau nhức vị trí tiêm, mệt mỏi. Phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe, trạng thái của bé trong khoảng 72h sau tiêm. Nếu các phản ứng phụ trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bố mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và nhận hướng dẫn trực tiếp từ bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Chi phí tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Tiêm vắc xin cúm cho trẻ khi nào sẽ không còn là điều đáng ngại khi thực hiện tiêm chủng tại một đơn vị tiêm chủng uy tín
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện đang là phòng tiêm được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn để thực hiện các mũi tiêm phòng cho trẻ nhỏ.
– Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao, có khả năng xử lý các tình huống phản vệ khi tiêm, thăm khám sàng lọc chi tiết.
– Được tư vấn đầy đủ các thông tin về vắc xin, liều lượng, các mũi tiêm và cách chăm sóc trẻ sau tiêm.
– Quy trình thực hiện tiêm chủng chi tiết, có thăm khám sàng lọc trước tiêm, tư vấn thông tin tiêm chủng và theo dõi sau tiêm.
– Được hỗ trợ bởi Hệ thống Y tế Thu Cúc với nhiều chuyên khoa trong và sau quá trình tiêm chủng.
– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, đảm bảo an toàn, tiêu chuẩn cho việc tiêm phòng.
– Vắc xin được sử dụng đều là những loại vắc xin có chất lượng tốt, được nhập khẩu, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn trước khi dùng cho khách hàng.
– Phụ huynh nắm được thông tin tiêm chủng của con, theo dõi được lịch tiêm trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia. Đồng thời, phòng tiêm chủng sẽ chủ động nhắn tin khi tới lịch tiêm nhắc lại.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Vì vậy, hãy thực hiện đầy đủ các mũi tiêm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.