Thời điểm mang thai và cho con bú luôn là những thời điểm mà các mẹ cần được bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Thời điểm này, đề kháng của mẹ còn kém, rất dễ mắc phải các bệnh lý dễ lây nhiễm, điển hình là cúm. Vậy nên, rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc: Đang cho con bú tiêm vắc xin cúm được không? Liệu vắc xin có gây ra tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sữa mẹ và sức khỏe của con hay không?
Bạn đang đọc: Đang cho con bú tiêm vắc xin cúm được không? Cần lưu ý những gì?
1. Cúm là gì? Cúm có thể lây qua sữa mẹ được không?
Cúm là một trong những bệnh lây qua đường hô hấp với tốc độ rất nhanh chóng. Bên cạnh đó, virus cúm một khi xâm nhập vào cơ thể, có thể gây ra một loạt triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của con người như:
– Sốt cao, cơ thể mệt mỏi.
– Đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi.
– Nhức đầu, đau mỏi cơ thể.
Cúm là bệnh lý lây nhiễm nhanh chóng, có ảnh hưởng nghiêm trọng, vì vậy các mẹ bỉm thường rất lo ngại việc trẻ có thể bị lây cúm trong thời gian bú mẹ
Virus cúm bao gồm chủng cúm A, cúm B và cúm C. Chúng có thể tồn tại trong dịch nhầy ở mũi, họng, nước bọt của người bệnh và dễ dàng bám vào các bề mặt người bệnh tiếp xúc. Vì vật, nguy cơ lây nhiễm cúm thường rất cao. Đặc biệt là những đối tượng sức đề kháng kém, miễn dịch tự nhiên chưa phục hồi như các mẹ bỉm đang cho con bú.
Cũng qua những thông tin trên, có thể khẳng định cúm không thể lây sang trẻ qua sữa mẹ. Cúm chỉ có thể lây qua những giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, hoặc dùng tay tiếp xúc với dịch nhầy mũi họng, bề mặt có dính nước bọt, giọt bắn, sau đó chạm vào mũi, miệng của bé.
2. Mẹ có nên cho con bú khi nhiễm cúm?
Khi nhiễm cúm, hoặc tiếp xúc với người nhiễm cúm, mẹ vẫn nên cho con bú để đảm bảo bé nhận được nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, giúp phát triển toàn diện, ổn định sớm hệ miễn dịch tự nhiên để chống lại các tác nhân gây bệnh. Với những trường hợp mẹ quá mệt, không có đủ sức khỏe để cho con bú hoặc quá lo lắng con sẽ bị lây cúm, mẹ có thể thực hiện vắt sữa đều đặn cho bé sử dụng.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết, cung cấp kháng thể, giúp trẻ có thể chống lại sự tấn công của virus cúm. Sữa mẹ có thể về ít khi mẹ bị nhiễm cúm. Vì vậy, các mẹ cần chuẩn bị sẵn sữa công thức để đảm bảo nguồn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.
Lưu ý cần nhớ, mẹ nên rửa sạch tay, vệ sinh núm vú và bình bú trước khi cho bé ăn sữa. Như vậy, bé sẽ được bảo vệ tốt hơn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus cúm từ mẹ.
3. Mẹ có thể tiêm vắc xin cúm khi đang cho con bú được không? Vắc xin có an toàn cho bé khi mẹ đang cho con bú?
3.1. Đang cho con bú tiêm vắc xin cúm được hay không?
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), bất cứ ai từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm phòng vắc xin cúm, bao gồm cả phụ nữ sau sinh, đang cho con bú.
3.2. Vắc xin phòng bệnh cúm có an toàn cho sức khỏe của bé hay không?
Việc tiêm phòng vắc xin cúm được đánh giá là an toàn cho cả mẹ và bé khi mẹ đang trong giai đoạn cho con bú. Vắc xin cúm được sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú được điều chế từ virus cúm bất hoạt. Vậy nên, vắc xin thường chỉ gây ra một vài phản ứng phụ nhẹ sau tiêm mà không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới sức khỏe của mẹ và bé. Khi được đưa vào cơ thể, vắc xin kích thích tạo ra kháng thể. Kháng thể sẽ được bổ sung trong sữa mẹ, giúp cho trẻ được bảo vệ tốt hơn khỏi bệnh truyền nhiễm, bao gồm bệnh cúm mùa.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm giúp mẹ nhanh chóng có được kháng thể phòng bệnh, tránh nguy cơ nhiễm cúm, nhất là trong những thời điểm mùa dịch tới gần. Ngoài ra, đây cũng là cách bảo vệ con yêu khỏi nhiễm cúm khi chưa đủ tuổi tiêm phòng, tức từ 6 tháng tuổi trở lên.
3.3. Có nên tiêm ngừa bệnh cúm khi đang cho con bú?
Việc tiêm phòng cúm trong giai đoạn cho con bú hoàn toàn không gây ra bất cứ mối lo ngại nào. Tuy nhiên, quyết định tiêm phòng cúm hay không trong giai đoạn cho con bú phụ thuộc ở các mẹ.
Các chuyên gia khuyến cáo dù đang mang thai hay đang nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ cũng nên tiêm phòng cúm đầy đủ hàng năm để bổ sung kháng thể. Tiêm phòng đầy đủ còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm các biến chứng nguy hiểm, nặng nề, giúp mẹ phục hồi tốt hơn trong quá trình ở cữ, sau sinh.
Tìm hiểu thêm: Độ tuổi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung tốt nhất?
Theo các bác sĩ, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi tiêm phòng cúm trong giai đoạn đang cho con bú
Nếu các mẹ còn cảm thấy lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể hơn về việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm trong thời gian đang cho con bú.
4. Một vài trường hợp cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm
Khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, các mẹ cần lưu ý tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu như thuộc một trong số những trường hợp sau đây:
– Bị dị ứng với trứng gà.
– Nếu đang bị sốt, hoặc bị một số bệnh nhiễm khuẩn, chị em có thể cần hoãn tiêm vắc xin cúm.
– Người từng có tiền sử hoặc đang mắc hội chứng Guillain-Barre.
– Người bị tắc sữa, đang trong quá trình điều trị.
>>>>>Xem thêm: Phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa
Trước khi tiêm chủng, các mẹ cần được thăm khám cẩn thận để chắc chắn hơn về vấn đề đang cho con bú tiêm vắc xin cúm được không
Với những mẹ bỉm sữa vẫn còn băn khoăn về việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm trong thời gian cho con bú, chị em có thể tìm đến Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI. Đây là đơn vị tiêm chủng thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, với đầy đủ các ưu điểm:
– Được hỗ trợ với các phòng khám chuyên khoa, an toàn, yên tâm hơn các phòng khám độc lập.
– Vắc xin được nhập khẩu chính ngạch, đảm bảo chất lượng với quy trình bảo quản nghiêm ngặt.
– Khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm.
– Cơ sở vật chất rộng rãi, sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.
Những thông tin trên đã cho bố mẹ hiểu rõ về vấn đề tiêm vắc xin cúm khi đang cho con bú. Việc tiêm vắc xin là rất quan trọng, bảo vệ sức khỏe không chỉ của bản thân và gia đình. Bởi vậy, hãy lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín, chất lượng để thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cúm càng sớm càng tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.