Cảnh báo biến chứng của viêm phế quản nguy hiểm

Thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh khiến nhiều người dễ mắc phải các bệnh lý về hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản cấp. Biến chứng của viêm phế quản thường khó lường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nếu để kéo dài có thể trở thành mạn tính và mang đến những nguy cơ có hại.

Bạn đang đọc: Cảnh báo biến chứng của viêm phế quản nguy hiểm

1. Tìm hiểu về tình trạng viêm phế quản cấp và mức độ nguy hiểm của bệnh

1.1 Khái niệm viêm phế quản cấp tính là gì?

Phế quản là cơ quan đảm nhận vai trò giữ lại những chất độc hại và bụi bẩn, đưa những chất này ra ngoài và đảm bảo giữ sạch đường thở. Viêm phế quản xuất hiện khi trên niêm mạc phế quản viêm nhiễm gây ra các bệnh về mũi, họng, thanh quản… Viêm nhiễm có thể xảy ra từ thanh quản cho đến nhu mô phổi và tình trạng nặng nhẹ khác nhau.

Cảnh báo biến chứng của viêm phế quản nguy hiểm

Viêm phế quản có thể diễn biến với tình trạng nặng nhẹ khác nhau

Viêm phế quản cấp có thể xảy ra trong mùa lạnh bởi virus và vi khuẩn tấn công đường thở. Bệnh thường nghiêm trọng hơn với người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, suy giảm hệ miễn dịch, có bệnh hen suyễn mạn tính, giãn phế quản, viêm phế quản…

Đối với những bệnh nhân viêm phế quản cấp có thể bị bội nhiễm kéo dài hoặc dẫn tới tình trạng viêm phế quản mạn tính và có thể dẫn tới phổi tắc nghẽn mạn tính. Tình trạng này thường điều trị rất phức tạp và tình trạng sức khỏe cũng người bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ với nhiều biến chứng của viêm phế quản nguy hiểm.

1.2 Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản có thể xuất hiện đồng thời hoặc ngay sau khi bị bệnh viêm hô hấp với những triệu chứng thường thấy như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, đau họng… Bệnh viêm phế quản cấp thường xảy ra chia thành 2 giai đoạn:

– Giai đoạn đầu: khoảng 3-4 ngày sau(giai đoạn viêm khô) người bệnh có thể bị sốt cao lên tới 39 hoặc 40 độ C, mệt mỏi, đau nhức cơ, nóng rát sau xương ức, khó thở, ho nhiều về đêm, ho khan, ran ngáy…

– Giai đoạn 2: Khoảng 6-8 ngày sau(giai đoạn xuất tiết), những triệu chứng ở giai đoạn đầu có thể giảm đi, người bệnh có thể ho có đờm hoặc ho ra máu, phổi có ran ẩm… Bệnh có thể nguy hiểm hơn nếu như người bệnh hút thuốc lá hoặc hít phải khí độc…

Những triệu chứng của bệnh viêm phế quản cũng có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như: có dị vật ở đường thở, ung thư phế quản, nhiễm khuẩn răng miệng, tai mũi họng, trào ngược dạ dày-thực quản, xơ phổi kén, suy tim, suy giảm hệ miễn dịch…

Tìm hiểu thêm: Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ khi thời tiết

Cảnh báo biến chứng của viêm phế quản nguy hiểm

Người bệnh nên thăm khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh viêm phế quản ngay từ ban đầu

2. Tìm hiểu về các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản

2.1 Những biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản

Viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng, đặc biệt là tái phát nhiều lần, ổ viêm phế quản không điều trị đầy đủ có thể khiến người bệnh gặp phải viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp cấp…

Viêm phế quản cấp có thể khởi đầu cho bệnh hen phế quản và người bệnh cúm có thể bội nhiễm khiến bệnh nặng hơn và điều trị phức tạp hơn. Những bệnh nhân có tình trạng ho, khó thở cần đến các cơ sở y tế và bệnh viện để thăm khám từ đó kết luận tình trạng cụ thể và có hướng điều trị phù hợp.

2.2 Những biến chứng và diễn biến nguy hiểm hàng đầu của viêm phế quản

Viêm phế quản có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân nhưng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới nguy cơ tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm khó điều trị. Bệnh có thể có những triệu chứng và diễn biến khác nhau ở mỗi bệnh nhân nhưng đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hô hấp nói riêng và sức khỏe của người bệnh nói chung.

Để có thể xác định mức độ nguy hiểm của viêm phế quản, người bệnh cần nắm được những biến chứng có thể xảy ra:

Tiến triển thành bệnh viêm phế quản mạn tính khó điều trị

Viêm phế quản nếu không được điều trị sớm và dứt điểm có thể dẫn tới viêm phế quản mạn tính. Đây là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở những người có đề kháng yếu, người già và trẻ em.

Nếu được điều trị tích cực, bệnh có thể được điều trị khỏi nhưng nếu trở thành mạn tính thì rất khó điều trị và đối với những người có sức đề kháng yếu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tiến triển thành bệnh viêm phổi nguy hiểm

Viêm phế quản có mức độ nguy hiểm ra sao? Câu trả lời là có, bởi nếu không điều trị từ sớm và dứt điểm bệnh thì có thể dẫn tới bệnh nặng dần theo thời gian. Còn nếu như người bệnh lơ là, chủ quan không điều trị ngay có thể dẫn tới biến chứng bệnh viêm phổi. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều lần.

Nếu sớm phát hiện và điều trị, khả năng chữa khỏi viêm phế quản rất cao và trong một thời gian ngắn và đồng thời việc điều trị cũng đơn giản hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể điều trị viêm phế quản tại nhà với phác đồ bằng thuốc mà không cần nằm viện.

Cảnh báo biến chứng của viêm phế quản nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Cứu nguy 1 phụ nữ trẻ có 7 khối u tử cung, bảo toàn thiên chức làm mẹ

Một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu của viêm phế quản là tiến triển thành bệnh viêm phổi cấp

Tiến triển thành căn bệnh áp xe phổi

Bệnh áp xe phổi hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng phổi là tình trạng những mô ở xung quanh phổi có thể lên mủ và sưng tấy. Nhiều người bệnh có thể lo lắng nếu như viêm phế quản biến chứng áp xe phổi bởi tình trạng này có thể khiến người bệnh tử vong bởi hoại tử dẫn tới nhiễm trùng phổi.

Do đó, việc điều trị ngay từ ban đầu bệnh viêm phế quản là vô cùng quan trọng và cần thiết để tránh những hệ lụy nguy hiểm không đáng có. Đồng thời, người bệnh cũng không nên tùy tiện sử dụng những liều thuốc chưa được kê đơn hoặc tự tìm hiểu cách điều trị tại nhà bởi có thể dẫn tới những hậu quả không đáng có, thậm chí làm viêm phế quản trở nên nguy hiểm hơn.

Hi vọng những thông tin về những biến chứng của viêm phế quản nguy hiểm trên đây có thể giúp người bệnh trang bị thêm kiến thức để phòng ngừa và điều trị sớm. Đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *