Thở khó, thở nặng nề ở trẻ em nguyên nhân và triệu chứng

Có thể bắt gặp tình trạng khó thở, thở nặng nề ở trẻ em trong mọi độ tuổi và được gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau. Tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng phổ biến có thể dẫn tới tình trạng này ở trẻ em để có hướng xử trí kịp thời là điều vô cùng cần thiết đối với các bậc phụ huynh.

Bạn đang đọc: Thở khó, thở nặng nề ở trẻ em nguyên nhân và triệu chứng

1. Nguyên nhân, triệu chứng trẻ thở nặng, khó thở

1.1. Những nguyên nhân của thở nặng nề ở trẻ

Thở khó, thở nặng nề có thể phát sinh từ một loạt các vấn đề về sức khỏe, nhiều trong số đó liên quan đến viêm đường hô hấp ở trẻ. Bệnh ho gà có thể dẫn tới sưng khí quản, trong khi đó bệnh viêm phế quản lại gây viêm lớp niêm mạc các ống phế quản – ống mang không khí đến và đi từ phổi.

Thở khó, thở nặng nề ở trẻ em nguyên nhân và triệu chứng

Tình trạng khó thở, thở nặng nề có thể gặp ở trẻ em trong mọi độ tuổi và được gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau.

Nguyên nhân gây thở khó, thở nặng nề ở nhiều trẻ em cũng có thể là do viêm phổi – một bệnh nhiễm trùng phổi thường gặp với đặc trưng bởi sự hiện diện của mủ và chất dịch trong các phế nang. Hen suyễn là một bệnh phổi mãn tính gây sưng tấy nhiều bộ phận trong đường hô hấp của trẻ.

1.2. Các triệu chứng thở nặng nề ở trẻ

Thở khó, thở nặng nề thường đi kèm với các dấu hiệu khác của các vấn đề hô hấp. Các triệu chứng khác có thể là thở gấp, thở nhanh, đau thắt ngực và ho, cổ họng phát ra tiếng rít như tiếng còi. Các triệu chứng giống như khi bị cảm lạnh, bao gồm sốt, ớn lạnh, đau họng hoặc chảy nước mũi cũng có thể đi cùng triệu chứng thở khó do viêm phế quản. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bé có thể hoảng sợ, thường biểu lộ qua đôi mắt sợ hãi, cử động đột ngột hoặc nhanh chóng.

1.2.1 Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng thở nặng nề

Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sau đây khi trẻ bị thở khó, thở nặng để đưa trẻ đi khám ngay:

– Nhịp thở tăng, đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy khi trẻ bị khó thở. Cha mẹ cần đếm số nhịp thở trên mỗi phút. Nếu số nhịp như sau sẽ được gọi là thở nhanh:

+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi thở 60 nhịp mỗi phút

+ Từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi thở 50 nhịp mỗi phút

+ Trên 1 tuổi, dưới 5 tuổi thở 40 nhịp mỗi phút

+ Trẻ trong độ tuổi đi học thở 20-30 nhịp mỗi phút

– Mỗi khi trẻ hít thở có tiếng rít, khò khè rất lớn phát ra

– Cánh mũi của trẻ phập phồng mạnh mỗi khi thở ra hít vào

– Da của trẻ tím tái hoặc xanh nhợt nhạt. Môi và lưỡi cũng có màu sắc bất thường, biểu hiện của việc trẻ đang bị thiếu oxy

– Trẻ mệt mỏi, lờ đờ, hay buồn ngủ

– Cảm giác gắng sức khi hít thở của trẻ được thể hiện ở việc lồng ngực trẻ bị rút lõm, hõm trên ức, khoảng liên sườn bị co kéo, phần cơ ở cổ có sự chuyển động mỗi khi trẻ hít vào.

– Trẻ không có khả năng khóc hoặc nói năng như mọi khi

Những dấu hiệu trên chứng tỏ trẻ đang bị khó thở rất nặng, cha mẹ cần để ý theo dõi để gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

1.2.2 Chứng thở nặng nề ở trẻ có nguy hiểm

Nguy cơ trẻ bị ngưng thở trong lúc ngủ

Nếu tình trạng thở khó, thở nặng nề chỉ xảy ra vào ban đêm, bé có thể bị tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ. Các triệu chứng khác kèm theo bao gồm ngáy to, buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ xảy ra do tắc nghẽn vật lý làm giảm luồng không khí. Hầu hết các trường hợp tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ ở trẻ em là do amidan và VA sưng to.
Cảnh báo

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách điều trị hiệu quả khi bé bị sốt xuất huyết

Thở khó, thở nặng nề ở trẻ em nguyên nhân và triệu chứng

Thở khó, thở nặng nề thường đi kèm với các dấu hiệu khác của các vấn đề hô hấp như đau thắt ngực, ho,cổ họng có tiếng rít như tiếng còi…

Thở khó, thở nặng nề mạn tính hoặc nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nghiêm trọng. Nếu bé có vẻ khó thở hoặc cha mẹ cảm thấy trẻ không thở được, gọi cấp cứu ngay lập tức. Mất oxy là một tình trạng đe dọa tính mạng mà có thể dẫn đến tổn thương não và tử vong, cần cấp cứu ngay lập tức. Nếu trẻ thở khó do ảnh hưởng của bệnh hen suyễn, cần sử dụng thuốc lâu dài theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng.

2. Những triệu chứng đi kèm với khó thở ở trẻ

Ngoài việc bị khó thở, trẻ cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác như:

– Hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi, đây thường là những biểu hiện của bệnh cảm lạnh nhưng cũng có thể do dị ứng hoặc khi trẻ bị lên cơn hen

– Ho

+ Cơn ho ngắn ngày, tự hết sau vài ngày thì nguyên nhân là do virus

+ Cơn ho dài ngày sau khi đã được điều trị viêm nhiễm ở đường hô hấp dưới

– Nhiều đờm. Ban đầu đờm có thể có màu trắng, sau đó chuyển thành màu vàng hoặc xanh. Đó là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường hô hấp. Có thể chính những đờm nhớt trong phổi, phế quản đã khiến cho trẻ bị khó thở. Từ đó, trẻ mắc chứng thở nặng nề.

– Sốt

– Đau ở một số bộ phận như đau đầu, đau ngực…

3. Hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ có thêm những biểu hiện khác

Nhiều trường hợp trẻ bị khó thở do viêm đường hô hấp. Trẻ nếu được điều trị bằng thuốc và cha me chăm sóc cẩn thận có thể khỏi trong vòng 10 ngày hoặc sớm hơn. Tuy nhiên trong các trường hợp sau đây, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ:

Thở khó, thở nặng nề ở trẻ em nguyên nhân và triệu chứng

>>>>>Xem thêm: Mách cha mẹ cách trị viêm tai giữa cho bé an toàn, hiệu quả

Cần cho trẻ đi khám ngay nếu tình trạng khó thở nặng lên

– Bệnh của trẻ không giảm đi mà có xu hướng trở nặng hơn

– Một trong số những triệu chứng xuất hiện không thấy biến mất

– Trẻ không ăn uống được hoặc cứ ăn là nôn trớ

– Trẻ bị khô môi, khô lưỡi, có những dấu hiệu của việc mất nước

– Ho ra máu hoặc chất nhầy nâu sẫm

– Khó thở rất nặng

– Trẻ có tiền sử bệnh lý là bệnh hen

– Trẻ bị thêm những bệnh khác nữa trong thời gian đang điều trị bệnh liên quan đến khó thở và hô hấp

Khi thấy con mình xuất hiện những biểu hiện trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay. Khi đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị nhanh, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *