Chủ động phòng tránh bệnh cúm mùa

Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác y tế toàn cầu, ước tính có tới 650.000 ca bệnh tử vong hàng năm có liên quan đến các bệnh về đường hô hấp do cúm theo mùa. Cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh cúm mùa và cách phòng tránh bệnh cúm mùa hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Chủ động phòng tránh bệnh cúm mùa

1. Các thông tin cơ bản về bệnh cúm mùa

1.1 Bệnh cúm mùa hình thành thế nào?

Cúm mùa là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm lưu hành trên thế giới. Cúm có thể lây lan nhanh chóng giữa người với người khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, làm phát tán các giọt vi rút vào không khí. Nó cũng có thể lây lan qua bàn tay bị nhiễm virus.

Có 4 loại virus cúm là virus cúm A, B, C và D. Trong đó virus cúm A và B lưu hành và gây dịch bệnh cúm theo mùa.

– Virus cúm A còn được phân thành các nhóm dựa trên sự kết hợp của các protein trên bề mặt của virus. Hiện chủng virus đang lưu hành ở người là virus cúm A/H1N1, A/H3N2. A/H1N1 còn được viết là A(H1N1)pdm09 vì chủng virus này đã gây ra đại dịch vào năm 2009 và thay thế virus A/H1N1 trước đó (đã lưu hành trước năm 2009).

– Virus cúm B được chia thành các dòng là virus cúm loại B thuộc dòng B/Yamagata hoặc B/Victoria.

– Virus cúm C được phát hiện ít thường xuyên hơn và thường gây nhiễm trùng nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

– Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc, được biết đến là không có khả năng lây nhiễm hoặc gây bệnh ở người.

Chủ động phòng tránh bệnh cúm mùa

Bệnh cúm mùa gia tăng vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa

1.2 Triệu chứng đặc trưng

Cùm mùa được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của sốt, ho (thường là khô), nhức đầu, đau cơ và khớp, khó chịu nghiêm trọng (cảm thấy không khỏe), đau họng và sổ mũi. Cơn ho có thể diễn ra ngày càng nghiêm trọng và có thể kéo dài từ hai tuần trở lên.

Hầu hết người nhiễm bệnh sẽ phục hồi trong vòng một tuần mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, cúm có thể gây bệnh diễn biến nặng hoặc tử vong, đặc biệt ở những nhóm có nguy cơ cao bao gồm những người còn rất trẻ, người già, phụ nữ mang thai, nhân viên y tế và những người mắc bệnh hiểm nghèo.

Cúm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các bệnh lý mạn tính khác. Trong trường hợp nặng, bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Do đó người bệnh khi có các triệu chứng nghiêm trọng, không thuyên giảm nên nhanh chóng đến viện thăm khám và kiểm tra.

1.3 Ai là người có nguy cơ cao mắc cúm mùa?

Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm theo mùa nghiêm trọng nhất là:

– Bất kỳ giai đoạn nào của phụ nữ mang thai

– Trẻ em dưới 5 tuổi

– Những người trên 65 tuổi

– Người mắc các bệnh mạn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và đái tháo đường…

– Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh cúm, bao gồm cả nhân viên y tế.

2. Con đường lây truyền của cúm mùa

Cúm theo mùa lây lan dễ dàng, lây truyền nhanh chóng ở những khu vực đông người như trường học, viện dưỡng lão… Khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn chứa virus sẽ phát tán vào không khí và có thể lây nhiễm cho những người ở gần. Virus cũng có thể lây lan qua bàn tay bị nhiễm virus cúm khi đưa lên mắt, mũi, miệng. Để ngăn ngừa lây truyền, người dân nên che miệng, mũi bằng khăn giấy khi ho và rửa tay thường xuyên.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về bệnh viêm đường hô hấp trên

Chủ động phòng tránh bệnh cúm mùa

Che miệng, mũi bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi đúng cách

Ở vùng khí hậu ôn đới, dịch cúm theo mùa thường xảy ra mạnh vào mùa đông, trong khi ở vùng nhiệt đới, cúm có thể xảy ra quanh năm, khiến dịch bùng phát bất thường hơn.

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn… khiến những người sức khỏe yếu, hoặc không thích nghi kịp sẽ dễ mắc bệnh. Ngoài ra, điều kiện thời tiết này cũng là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và lây lan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con người, nhất là đối với bệnh cúm, viêm phế quản, viêm phổi…

Thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi phát bệnh, được gọi là thời gian ủ bệnh, là khoảng 2 ngày, có thể dao động từ 1-4 ngày.

3. Khuyến cáo phòng tránh bệnh cúm mùa theo WHO

3.1 Phòng bệnh bằng tiêm chủng

Giải pháp phòng bệnh cúm/ virus cúm hiệu quả nhất là tiêm phòng. Khả năng miễn dịch do tiêm chủng suy giảm theo thời gian nên việc tiêm phòng hàng năm được khuyến khích để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm. Tiêm chủng đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm và những người sống cùng hoặc chăm sóc những người có nguy cơ cao. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị tiêm chủng hàng năm cho:

– Phụ nữ mang thai ở bất cứ giai đoạn nào khi mang thai

– Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi

– Người già (trên 65 tuổi)

– Người mắc các bệnh lý mạn tính và nhân viên y tế

Chủ động phòng tránh bệnh cúm mùa

>>>>>Xem thêm: 6 Bệnh đường hô hấp dễ mắc khi giao mùa

Giải pháp phòng bệnh cúm/ virus cúm hiệu quả nhất là tiêm phòng

3.2 Các biện pháp bảo vệ cá nhân, dự phòng bệnh cúm mùa

– Rửa tay thường xuyên, làm sạch và lau khô tay đúng cách. Sử dụng xà phòng và nước ấm, rửa tay ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng.

– Vệ sinh mũi họng hàng ngày, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy và vứt bỏ chúng đúng cách.

– Thường xuyên thay đổi quần áo, giữ gìn sự sạch sẽ của cơ thể và tóc, giúp giảm khả năng lây nhiễm từ bề mặt.

– Chủ động cách ly sớm những người cảm thấy không khỏe, sốt và có các triệu chứng, biểu hiện nghi ngờ bệnh cúm.

– Nếu có người trong gia đình hoặc người xung quanh bạn có triệu chứng cúm, tránh tiếp xúc gần để ngăn chặn vi khuẩn lây nhiễm. Đeo khẩu trang có thể làm giảm sự lây lan của virus cúm.

– Tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của một người, đặc biệt là những người đang có biểu hiện của bệnh vì đây là cổng vào chính cho virus.

– Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, thực hiện tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, khả năng phòng ngự của cơ thể.

– Chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện như ho, sốt, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi,… nên đi thăm thắm tại các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra bạn không nên tự ý dùng thuốc, cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị và cách ly để tránh lây bệnh cho người khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *