Tiêm phế cầu là một trong những nỗi băn khoăn của nhiều người, không biết nó thật sự cần thiết hay không? Nhiều người cảm thấy bệnh phế cầu hoàn toàn không nguy cấp như những căn bệnh truyền nhiễm khác nên vẫn luôn trì hoãn mãi không thực hiện tiêm vắc xin phế cầu. Để giải đáp câu hỏi có nên tiêm phế cầu hay không, hãy cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để thu thập kiến thức và tìm ra câu trả lời nhé!
Bạn đang đọc: Có nên tiêm phế cầu? Những điều bạn cần biết khi tiêm vắc xin phế cầu
1. Phế cầu khuẩn là gì ?Tiêm vắc xin phế cầu là gì?
1.1. Phế cầu khuẩn là gì?
Phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae, là một vi khuẩn lây truyền thông qua đường hô hấp. Chúng thường cư trú trong mũi họng của cơ thể con người, âm thầm chờ đợi thời cơ.
Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người
Đến khi cơ thể suy yếu và mắc phải bệnh tật, chúng sẽ nhân cơ hội đó để xâm nhiễm vào sâu cơ thể của chúng ta. Khi vào được đến các cơ quan quan trọng như não, phổi, máu, chúng sẽ phát tán độc tố, tấn công hệ thống miễn dịch cũng như gây ra những bệnh lý nghiêm trọng cho bệnh nhân như: Viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,…
1.2. Tiêm phế cầu là gì?
Tiêm phế cầu là cách thức để phòng vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn phế cầu vào trong các cơ quan cơ thể. Vì vi khuẩn phế cầu không đa dạng và dễ sinh ra nhiều biến chủng như virus, việc tiêm phế cầu chỉ cần thực hiện 1 lần theo phác đồ tiêm chủng. Mức độ bảo vệ của kháng thể trong hệ miễn dịch cũng đã ở mức khá cao khoảng 90% mà không cần tiêm định kỳ nhắc lại hằng năm.
2. Lợi ích của tiêm vắc xin phế cầu
Để trả lời cho câu hỏi có nên tiêm phế cầu hay không, chúng ta nên tìm hiểu về những lợi ích của tiêm phế cầu mang lại.
Vi khuẩn phế cầu sau khi xâm nhập vào cơ thể thường lan rộng ra các vùng xung quanh. Khi chúng len lỏi vào trong các cơ quan vô trùng như hệ tuần hoàn máu hay não và phổi, chúng sẽ phát tán độc lực, gây ra những triệu chứng điển hình như sốt, ớn lạnh, ho, đau ngực, thở nhanh, khó thở,…Tuy những triệu chứng khởi phát này không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề cho cơ thể như điếc, mù lòa, động kinh,..
Vì vậy, việc tiêm phòng phế cầu khuẩn đầy đủ là biện pháp thiết thực giúp ngăn chặn hầu hết các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như:
– Viêm phổi: Vi khuẩn phế cầu là một trong những tác nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em và người lớn tuổi, chiếm đến 60-80% các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn gây ra. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi thường là: Ho nhiều, ớn lạnh, thở nhanh, suy kiệt, tức ngực,…
– Viêm màng não: So với viêm phổi, viêm màng não là một căn bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều, chiếm tỷ lệ tử vong rất cao từ 5-15% dù cho đã được can thiệp và điều trị kịp thời. Tỷ lệ lành bệnh hoàn toàn cũng chỉ chiếm 70%, đi kèm theo đó là những hậu quả lâu dài để lại cho người bệnh như: Yếu liệt chi, liệt nửa người, chậm phát triển thần kinh vận động… Dấu hiệu để nhận biết viêm màng não thường gồm: Sốt, đau đầu, cứng gáy, buồn nôn, ói mửa, lú lẫn, hôn mê,…Đặc biệt ở trẻ nhỏ, triệu chứng của viêm màng não rất khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Bố mẹ cần đặc biệt cẩn trọng và nên đưa con đến khám bác sĩ khi con có những biểu hiện như: Sốt cao, đau đầu, nôn vọt, tiêu chảy hay táo bón, bỏ bú, cứng cổ…
– Viêm tai giữa: Thường thì sau khi xâm nhập, phế cầu khuẩn sẽ lây lan và phát tán độc tố khắp nơi trong cơ thể, tại vùng mũi họng chúng thông qua vòi nhĩ đến tai giữa, gây ra tình trạng viêm, ứ đọng dịch trong tai. Hậu quả là dẫn đến ảnh hưởng màng nhĩ, gây thủng, làm tiêu xương,…Theo nghiên cứu, khoảng 80% trẻ nhỏ từ 6-18 tháng nhiễm phế cầu khuẩn sẽ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần và vẫn luôn bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Cần phải tiến hành phẫu thuật để điều trị nếu không trẻ sẽ có nguy cơ tử vong rất cao chiếm từ 10-20%.
– Viêm xoang: Đây là biến chứng tương đối nhẹ ở bệnh nhân so với những bệnh lý khác do phế cầu khuẩn gây ra, triệu chứng gồm: Đau mặt, nghẹt mũi, đau đầu, chảy nước mũi màu vàng,…Bệnh có thể tiến triển nặng thành bệnh mãn tính và đôi khi gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
– Viêm nội tâm mạc: Viêm nội tâm mạc là tình trạng các màng ngoài tim bị nhiễm trùng, bệnh thường phát triển một cách âm thầm và tổn thương chậm, xảy ra ở những người trước đó đã từng có những bệnh lý như: Van tim bất thường, nha chu, nhiễm trùng tiêu hóa, nhiễm trùng tiết niệu….mà không được điều trị kịp thời nên đã dẫn đến viêm nội tâm mạc. Các triệu chứng của bệnh gồm có: Sốt dai dẳng, ngón tay dùi trống, xuất huyết, lách to, xuất hiện hạch Osler (những nốt mụn mủ xuất hiện trên phần mềm của ngón tay, hoặc những nốt ban xuất huyết ở ngón chân)
Ngoài ra, việc tiêm phế cầu khuẩn chỉ cần thực hiện theo phác đồ tiêm 1 lần đã đủ khiến cho hệ miễn dịch chủ động tạo ra các kháng thể đặc hiệu, giúp tiêu diệt vi khuẩn phế cầu. Bởi vì các chủng vi khuẩn gây bệnh đều không dễ dàng biến đổi như virus. Do đó, việc tiêm phế cầu đã có thể giúp chúng ta phòng bệnh suốt đời.
Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm chủng gia đình
Tiêm vắc xin phế cầu là mũi tiêm chỉ cần thực hiện một lần, phòng bệnh suốt đời
Hiện nay, ở Việt Nam đang lưu hành ba loại vắc xin phế cầu đó là: Vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Mỹ), Pneumo 23 (Pháp). Các bạn có thể lựa chọn một trong ba loại vắc xin này để tiêm ngừa. Vắc xin Synflorix chỉ đặc hiệu dành cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
3. Có nên tiêm phế cầu không? Tiêm phế cầu có an toàn không?
3.1. Có nên tiêm phế cầu không?
Câu trả lời là: Có. Bệnh do phế cầu khuẩn gây ra không nguy hiểm cấp và dễ dàng lan truyền thành đại dịch. Nhưng theo các bác sĩ và chuyên gia, ai cũng nên tiêm phòng, vì nó giúp phòng ngừa và đẩy lùi bệnh do phế cầu khuẩn gây ra suốt đời. Đặc biệt là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
3.2. Có nên tiêm phế cầu? Tiêm phế cầu có an toàn không?
Tiêm phế cầu hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêm. Nhiều người có quan niệm tiêm vắc xin là tiêm kháng nguyên của vi khuẩn phế cầu vào người. Do vậy, chúng sẽ phát tán độc tố trong cơ thể và khiến chúng ta bị mắc các bệnh lý nguy hiểm, để lại biến chứng giống như tác hại của vi khuẩn phế cầu gây ra. Tuy nhiên, suy nghĩ này là không có cơ sở.
>>>>>Xem thêm: Thời điểm vàng cho bé uống vắc xin phòng tiêu chảy Rota
Việc tiêm vắc xin phế cầu là rất cần thiết, trả lời cho câu hỏi có nên tiêm vắc xin phế cầu?
Bởi vì tất cả các loại vắc xin trong tiêm ngừa đều được điều chế từ chế phẩm của kháng nguyên, cho nên chúng không phải là kháng nguyên thật sự của phế cầu khuẩn. Khi xâm nhập vào cơ thể, những kháng nguyên này chỉ mang nhiệm vụ là “thế thân của tội phạm” giúp các “cảnh sát diệt khuẩn” là các tế bào trong máu nhận diện và đến khi “tội phạm thực sự” là các vi khuẩn phế cầu xâm nhập. Các “cảnh sát diệt khuẩn” sẽ huy động lực lượng kháng thể và tiêu diệt những vi sinh vật lạ này, bảo vệ sức khỏe cho người nhiễm.
4. Đối tượng nào nên tiêm phế cầu và không nên tiêm phế cầu?
Có nên tiêm phế cầu? Ai cũng cần được tiêm phế cầu, trong số đó sẽ có những nhóm đối tượng được các chuyên gia khuyến khích nên tiêm gồm có:
– Người suy giảm hệ miễn dịch
– Người mắc các bệnh lý mãn tính như: Tiểu đường, hen suyễn, bệnh tim,..
– Người già trên 65 tuổi.
– Trẻ dưới 5 tuổi.
Tiêm phế cầu sẽ chống chỉ định với những trường hợp sau:
– Người đang có bệnh lý cấp tính hoặc sốt.
– Thai phụ, những người có bệnh lý nền, bẩm sinh hoặc thể trạng yếu.
– Người dễ mẫn cảm và dị ứng với các thành phần của vắc xin.
Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã có thể yên tâm hơn về câu hỏi: “Có nên tiêm phế cầu hay không”. Ngoài ra, nếu các bạn cần gợi ý về một địa chỉ tiêm chủng tin cậy, có thể tham khảo ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI. Với quy trình tiêm chủng chặt chẽ, đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng chuyên môn cao, nguồn vắc xin đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện đang trở thành đơn vị tiêm chủng được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào, hoặc cần được tham khảo thông tin về các loại vắc xin, có thể đến Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.