Đau đầu ngón tay: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Đau đầu ngón tay có thể là do chấn thương ở ngón tay và bàn tay (vết cắt, trầy xước, gãy xương hoặc nhiễm trùng) hoặc một số bệnh trạng nhất định.  Đầu ngón tay rất nhạy cảm với các kích thích vì chúng có nhiều nhiều thụ cảm và các thụ thể nhiệt độ hơn bất kỳ phần nào khác của cơ thể (trừ bộ phận sinh dục). Nếu đau đầu ngón tay kéo dài hoặc càng ngày càng trở nặng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh nên đi khám bác sĩ bởi vì nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng trầm trọng hơn.

Bạn đang đọc: Đau đầu ngón tay: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Đau đầu ngón tay: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Đau đầu ngón tay thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các nguyên nhân gây đau đầu ngón tay

Sau đây là một vài nguyên nhân gây đau đầu ngón tay thường gặp:

Chấn thương

Phần lớn đau đầu ngón tay là do thương tích ở đầu ngón tay hoặc bàn tay. Thương tích này có thể là vết cắt, gãy xương, vết bầm tím hoặc tổn thương cơ và mô. Các chấn thương phổ biến nhất dẫn đến đau đầu ngón tay là:

  • Ngón tay bị gãy: thường xảy ra khi chơi thể thao hoặc cầm nắm các vật nặng không đúng cách.
  • Vết cắt ở ngón tay: vết cắt đủ sâu có thể gây ra đau đầu ngón tay.
  • Bong tróc mong tay: tình trạng này gây đau đớn dữ dội ở đầu ngón tay.

Bệnh trạng

Nguyên nhân dẫn tới đau đầu ngón tay không chỉ giới hạn ở chấn thương mà đôi khi nó còn là kết quả của một bệnh lý nào đó, chẳng hạn như:

  • Bỏng lạnh: đây là một thuật ngữ y học để chỉ tổn thương tại chỗ gây cho da và các mô do tiếp xúc với lạnh. Bỏng lạnh chủ yếu ảnh hưởng đến các chi và có thể gây đau ở đầu ngón tay và ngón chân khi ấn vào. Người bị bỏng lạnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Bệnh Raynaud: là tình trạng bệnh lý do rối loạn vận mạch, co thắt các mạch máu làm giảm lượng máu tới mô gây thiếu máu cục bộ. Bệnh thường thấy ở các cực, nhất là đầu các ngón tay, ngón chân.
  • Hội chứng ống cổ tay: là tình trạng đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay, đôi khi có thể lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay, do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay gây ra.
  • Viêm khớp: viêm khớp ở các ngón tay và đầu ngón tay có thể xảy ra cả viêm khớp thoái hóa và viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh tiểu đường: người bệnh có thể bị đau đầu ngón tay vì bệnh tiểu đường, thường xuất hiện dưới dạng cảm giác ngứa ran.

Tìm hiểu thêm: Đứt dây chằng chéo trước có đi được không?

Đau đầu ngón tay: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Hội chứng ống cổ tay là một trong những nguyên nhân gây đau đầu ngón tay.

Các nguyên nhân khác của đau đầu ngón tay là: chứng loạn dưỡng cơ, đa xơ cứng, bệnh động mạch ngoại biên, u…

Chẩn đoán đau đầu ngón tay

Đau đầu ngón tay do vết cắt khá đơn giản để bác sĩ chẩn đoán và dễ dàng khâu xử lý nếu cần thiết. Nếu nguyên nhân là do các nốt, u nang hoặc tăng trưởng bất thưởng đầu ngón tay, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán tình trạng này qua thăm khám thông thường.
Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh, loại thuốc đang dùng và nghề nghiệp của bệnh nhân. Dựa trên thông tin này, bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm nào là cần thiết để có thể đưa ra chẩn đoán. Cố gắng mô tả càng rõ càng tốt về các triệu chứng đau đầu ngón tay và thời gian kéo dài trong bao lâu.
Thông thường các xét nghiệm trong chẩn đoán đau đầu ngón tay là xét nghiệm máu và chụp X quang. Nếu các xét nghiệm này không đủ để đưa ra chẩn đoán, người bệnh có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu khác hoặc kiểm tra tổn thương thần kinh .

Điều trị đau đầu ngón tay

Đau đầu ngón tay: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Viêm cơ gáy là gì?

Nếu đau đầu ngón tay kéo dài hoặc càng ngày càng trở nặng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh nên đi khám và điều trị ngay.

Nếu nguyên nhân gây đau đầu ngón tay là do vết cắt, vết bỏng nhẹ thì tình trạng này sẽ thuyên giảm dần sau khoảng 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên nhiều vết cắt, vết bỏng hoặc gãy xương đầu ngón tay không thể phục hồi nếu không điều trị. Bỏng độ 3 cần phải điều trị tại bệnh viện chuyên khoa với đồ thị bỏng và sử dụng thuốc giảm đau liều mạnh. Vết cắt sâu có thể cần phải khâu lại. Tuân thủ bất cứ hướng dẫn chi tiết nào của bác sĩ.
Đối với đau ngón tay không giải thích hoặc đau do thần kinh, mô, hoặc tổn thương cơ, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Các biện pháp điều trị khác, như phẫu thuật, tập thể dục tay, hoặc nẹp (thường là đối với hội chứng ống cổ tay) có thể là cần thiết để giảm đau. Đau đầu ngón tay do viêm khớp có thể thuyên giảm nhờ các bài tập thể dục chuyên về các bài tập tay và ngón tay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *