Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không? Khi nào nên tầm soát

Ung thư cổ tử cung gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Thậm chí có thể đe dọa tính mạng của chị em phụ nữ. Vậy có nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm không? Và thời điểm thích hợp để tầm soát ung thư cổ tử cung là khi nào?

Bạn đang đọc: Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không? Khi nào nên tầm soát

1. Những biến chứng nguy hiểm từ ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là 1 bệnh lý ác tính của tế bào gai hay biểu mô tuyến cổ tử cung. Nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử là do nhiễm virus HPV. Đặc biệt là virus HPV týp 16 và 18 chiếm đến 70% gây nên ung thư cổ tử cung. Virus HPV có thể lây lan khi tiếp xúc da với da, khi quan hệ tình dục.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ung thư cổ tử cung dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm sau:

1.1. Vô sinh

Khi các khối u xâm lấn và tác động tới cổ tử cung thì nguy cơ vô sinh rất cao. Bởi đây là nơi tinh trùng và trứng gặp nhau, để điều trị dứt điểm bệnh thì cần phải cứt toàn bộ tử cung và buồng trứng. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ mất đi thiên chức làm mẹ.

Bên cạnh đó, việc cắt buồng trứng có thể khiến quá trình mãn kinh diễn ra sớm hơn.

Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không? Khi nào nên tầm soát

Ung thư cổ tử cung tiến triển nặng dễ gây vô sinh

1.2. Chảy máu bất thường

Khi các khối u xâm lấn vào âm đạo hoặc di căn đến ruột, bàng quang thì có thể gây chảy máu. Lúc này người bệnh sẽ thấy máu xuất hiện lẫn trong nước tiểu của mình.

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của ung thư cổ tử cung. Vậy bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung hay không?”

1.3. Có thể gây suy thận

Trong giai đoạn bệnh tiến triển, khối u ung thư có thể chèn ép niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra khỏi thận. Khi nước tiểu bị tích tụ bên trong thận được gọi là hydronephrosis và khi bị ứ nước như vậy có thể khiến thận bị giãn.

Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn sẽ khiến thận mất hết chức năng (hay còn được gọi là suy thận).

1.4. Gia tăng các cục máu đông

Ung thư cổ tử cung sẽ dễ hình thành cục máu đông. Các khối u lớn chèn ép vào các tĩnh mạch trong khung chậu, làm chậm dòng chảy của máu và dẫn đến cục máu đông phát triển ở chân. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: đau, sưng và đau ở một trong hai chân, da chân nóng và đỏ,…

Một số trường hợp cục máu đông từ tĩnh mạch chân sẽ di chuyển lên phổi và chặn nguồn cung cấp máu. Điều này được gọi là thuyên tắc phổi và nguy cơ gây tử vong cao.

1.5. Lỗ rò

Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng gây đau đớn cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiến triển. Lỗ rò có thể phát triển ở vị trí giữa bàng quang và âm đạo. Gây nên chảy dịch dai dẳng từ âm đạo.

2. Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Từ các biến chứng vô cùng nguy hiểm trên, bạn đã có câu trả lời cho việc “Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung hay không?”.

Chắc chắn là có. Và chị em phụ nữ cần chủ động bảo vệ chính mình bằng cách sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm. Duy trì kiểm tra, sàng lọc ung thư hàng năm sẽ giúp:

– Phát hiện có hay không nhiễm virus HPV, đặc biệt là virus HPV týp 16 và 18 – bởi hai chủng này chiếm đến 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

– Phát hiện những vấn đề tiền ung thư như loạn sản cổ tử cung. Từ đó điều trị sớm và dự phòng ung thư cổ tử cung.

– Phát hiện những dấu hiệu bất thường mà đôi khi chính người bệnh không hề hay biết

– Tăng cơ hội điều trị khỏi lên tới 90%, ít xâm lấn và có thể bảo toàn khả năng sinh sản cho chị em phụ nữ.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về việc nuôi con bằng sữa mẹ

Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không? Khi nào nên tầm soát

Tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm giúp chị em dự phòng được rủi ro do ung thư gây ra

3. Thời điểm phù hợp chị em nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung ngày càng có xu hướng trẻ hóa, có trường hợp ngoài 20 đã phát hiện mắc bệnh. Do đó, chuyên gia khuyến cáo thời điểm nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung đó là:

– Phụ nữ ngoài 30

– Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV,..

– Phụ nữ gặp phải những triệu chứng nghi ngờ ung thư cổ tử cung: 1 bên chân bị sưng bất thường, đau ở vùng chậu, chảy máu âm đạo và tiết dịch âm đạo bất thường,…

Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không? Khi nào nên tầm soát

>>>>>Xem thêm: Khám tầm soát ung thư ở bệnh viện nào tốt?

Siêu âm giúp phát hiện những bất thường tại tử cung – buồng trứng

Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm tới việc lựa chọn địa chỉ thực hiện sàng lọc ung thư uy tín, chất lượng. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là cái tên mà bạn có thể tham khảo. Với gói tầm soát ung thư cổ tử cung được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu, bạn sẽ được thực hiện đầy đủ các danh mục khám thiết yếu. Bên cạnh đó, tại TCI còn ứng dụng nhiều máy móc y tế hiện đại như: robot xét nghiệm tự động, máy siêu âm,….

Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc “Có nên tầm soát ung thư cổ tử cung không?” thì qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho chính mình rồi. Hy vọng với thông tin trên bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe của chính mình nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *