Khi gặp hiện tượng nướu răng tụt khỏi vị trí thông thường và làm hở một phần của cổ chân răng, người bệnh sẽ có cảm giác ê buốt khi ăn uống. Bệnh lý này không chỉ gây khó chịu mà còn làm cho răng trông dài bất thường, gây mất thẩm mỹ. Hiện nay, phẫu thuật ghép lợi là giải pháp khá hiệu quả để cải thiện tình trạng này. Ghép lợi được biết đến là kỹ thuật sử dụng trong nha khoa nhằm tạo thẩm mỹ cho hàm răng khi răng bị khuyết điểm về nướu.
Bạn đang đọc: Phẫu thuật ghép lợi và những điều cần biết
1. Phẫu thuật ghép lợp là gì?
Ghép lợi (ghép nướu) là thủ thuật nhằm tái tạo lại hình dạng cho nướu răng, có tỷ lệ tương quan bình thường giữa răng và nướu, đồng thời phục hồi những hư hại và ngăn chặn kịp thời tình trạng tụt nướu để tránh dẫn đến sự phá hủy mô nướu và xương. Phẫu thuật lợi có khả năng che phủ chân răng và tái tạo mô nướu rất hiệu quả. Kỹ thuật này có tác dụng giữ chắc răng, hạn chế tình trạng mất răng do bị viêm nha chu đồng thời cũng sẽ tạo điều kiện để cấy ghép implant hiệu quả.
Phẫu thuật ghép lợi có khả năng che phủ chân răng và tái tạo mô nướu rất hiệu quả
Những trường hợp hay được chỉ định ghép nướu bao gồm:
– Bị tụt lợi do viêm nha chu gây ra khiến chân răng lộ ra ngoài, dễ bị ê buốt mòn cổ răng, cản trở quá trình ăn uống và gây mất thẩm mỹ khi cười nói.
– Thực hiện cấy ghép implant nhưng mô nướu quá mỏng, không đủ diện tích để đặt trụ implant nên cần ghép lợi để mở rộng diện tích.
Phẫu thuật ghép lợi (nướu) là kỹ thuật nha khoa mới, đem lại nhiều hiệu quả tích cực như:
– Mở rộng diện tích lợi, đủ để cắm trụ implant không lo xô lệch.
– Ngăn chặn tình trạng tụt lợi, tiêu xương hàm khiến cấu trúc khuôn mặt người bệnh bị biến đổi.
– Làm giảm sự tê buốt ở chân răng, ngăn chặn sâu răng.
– Làm bình thường hóa cho răng và lợi, tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười.
– Cải thiện hiệu quả chức năng ăn nhai của khuôn hàm.
2. Các phương pháp phẫu thuật ghép nướu là gì?
Theo các chuyên gia, hiện nay để điều trị và thẩm mỹ nha khoa thường có 3 loại ghép nướu phổ biến và được áp dụng cho từng ca điều trị khác nhau. Cụ thể là:
– Ghép mô liên kết: thường được dùng để điều trị phổ biến cho trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng chân răng. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt một vạt da ở vòm miệng và mô dưới nắp. Đây được gọi là mô liên kết dưới biểu mô, sẽ được lấy ra và tiến hành khâu vào mô nướu xung quanh gốc tiếp xúc. Sau khi mô liên kết được lấy ra từ dưới nắp của vòm miệng, vạt được khâu lại xuống.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ tầm soát ung thư gan tốt và lưu ý cho người mới
Mô phỏng phương pháp ghép mô liên kết
– Ghép lợi tự do tự thân: đây là kỹ thuật tương tự như ghép mô liên kết, thường áp dụng phổ biến nhất ở những người có nướu mỏng, cần thêm mô để mở rộng nướu. Bác sĩ sẽ tạo vạt và loại bỏ mô dưới lớp thịt trên cùng, sau đó một lượng nhỏ mô sẽ được lấy trực tiếp từ vòm miệng và sau đó gắn vào vùng nướu đang được điều trị.
– Ghép cuống: kỹ thuật này được chỉ định bởi đối với những trường hợp bệnh nhân có nhiều mô nướu gần răng. Bác sĩ sẽ sử dụng vùng nướu xung quanh hoặc gần vùng răng cần sửa. Vạt chỉ bị cắt đi một phần, sau đó kéo nướu qua hoặc xuống để che chân răng bị lộ và tiến hành khâu vào vị trí.
Người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn lựa chọn phương pháp ghép lợi phù hợp và cho ra kết quả ưng ý nhất.
3. Quy trình phẫu thuật ghép nướu
3.1 Phẫu thuật ghép lợi gồm những bước nào?
Phẫu thuật ghép nướu là một loại tiểu phẫu nhỏ, thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao và kinh nghiệm. Thông thường với kỹ thuật ghép nướu được tiến hành qua các bước sau đây:
– Bước 1: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám kết hợp chụp X-quang khoang miệng. Qua đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ nướu và có phương án thực hiện ghép nướu chính xác, đạt hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
– Bước 2: Trước khi bước vào phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng bao gồm lấy cao răng nếu có nhằm loại bỏ các vi khuẩn, giảm thiểu nhiễm trùng, đảm bảo được hiệu quả điều trị.
– Bước 3: Bệnh nhân sẽ được gây tê và tiến hành ghép nướu tại phòng vô trùng khép kín nhằm tránh lây nhiễm chéo.
– Bước 4: Bác sĩ kiểm tra kết quả sau khi ghép lợi đồng thời tư vấn cách chăm sóc răng miệng và đặt lịch tái khám, cắt chỉ cho bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Top 4 nguyên nhân tại sao cấy que tránh thai lại tăng cân
Chụp Xquang răng là một trong những bước để tiến hành phẫu thuật ghép nướu
3.2 Những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật ghép nướu
Tuy là loại phẫu thuật đơn giản nhưng người bệnh không nên chủ quan khi thực hiện điều trị tụt nướu bằng phương pháp ghép lợi. Người bệnh nên chú ý tới những nguy cơ tìm ẩn khi ghép nướu có thể xảy ra như là:
– Xuất huyết sau phẫu thuật thường xảy ra do tay nghề bác sĩ chưa có chuyên môn, ít kinh nghiệm.
– Nhiễm trùng khu vực ghép lợi sẽ gặp khi nếu điều kiện vô trùng kém.
– Bị viêm nướu ở các vùng xung quanh nếu người bệnh không thực hiện chăm sóc tốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
– Bị tổn thương đến các vùng lân cận điển hình là ê buốt, đau nhức vùng miệng, gặp khó khăn khi ăn uống.
3.3 Chăm sóc sau phẫu thuật ghép lợi
Ghép nướu là một thủ thuật nha khoa đơn giản, thực hiện nhanh chóng và thường được về nhà ngay sau khi thực hiện xong. Tuy nhiên, sau khi ghép nướu, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc răng miệng của bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên ăn đồ mềm, mát, ưu tiên các loại thực phẩm như cháo loãng, súp, sữa chua, phô mai, thạch hoa quả,… Tuyệt đối nên tránh các loại thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, đồ ăn cứng, dai,…
Trong thời gian mới ghép lợi xong, không nên dùng chỉ nha khoa và chỉ nên đánh răng ở phần rìa lợi mới được điều trị cho đến khi vết thương lành hẳn. Đồng thời, nên súc miệng bằng loại nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hiệu quả các mảng bám, vi khuẩn có trên răng.
Mỗi tình trạng răng miệng và phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và hướng dẫn cụ thể về chăm sóc hậu phẫu chi tiết cho bệnh nhân.
Trên đây là những điều cần biết về phẫu thuật ghép lợi trong nha khoa. Tuy là kỹ thuật đơn giản nhưng người bệnh không nên chủ quan, đồng thời phải thực hiện ở địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn giỏi để tránh những hệ lụy không mong muốn xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.