Dán răng sứ và bọc răng sứ cái nào tốt hơn?

Dán sứ và bọc sứ là hai phương pháp giúp phục hồi khuyết điểm và chỉnh hình răng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên giữa hai phương pháp này dán răng sứ và bọc răng sứ cái nào tốt hơn vẫn là câu hỏi mà nhiều khách hàng phân vân.

Bạn đang đọc: Dán răng sứ và bọc răng sứ cái nào tốt hơn?

1. Sơ lược về dán răng sứ và bọc răng sứ

Dán răng sứ và bọc răng sứ cái nào tốt hơn?

Mô tả phương pháp bọc răng sứ

Bọc răng sứ và dán răng sứ đều là những phương pháp sử dụng mão răng sứ để bọc bảo vệ bên ngoài chiếc răng bị thương tổn hay khuyết điểm nhằm bảo vệ răng không bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài, đồng thời giúp cho răng đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Tuy nhiên, xét về cấu tạo thì dán sứ và bọc sứ có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:

– Các mão sứ trong phương pháp bọc răng sứ có kết cấu dày hơn mão sứ veneer. Về tổng thể, các mão sứ này chính là phần hoàn chỉnh của một chiếc răng có khung sườn là các vật liệu bền, chắc như niken, hợp kim, titan hoặc sứ và được phủ ngoài bằng một lớp sứ có màu sắc tương đồng với răng của bạn.

– Với dán sứ veneer, các mão sứ là các mặt sứ siêu mỏng chỉ từ 0,3mm được dán bên ngoài các răng và cũng có chức năng tương tự như các mão sứ trong phương pháp bọc sứ.

Xét về các thức thực hiện, bọc sứ cần mài đáng kể lớp men răng, trong khi dán sứ Veneer gần như không cần mài quá nhiều bề mặt bên ngoài của răng.

Mặc dù chức năng của bọc sứ và dán sứ được coi là tương tự nhau. Tuy nhiên chính bởi sự khác biệt trong cấu tạo và cách thức thực hiện mà tính ứng dụng của chúng trong từng trường hợp cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

2. Dán răng sứ và bọc răng sứ cái nào tốt hơn?

Tìm hiểu thêm: Chụp sứ răng hàm là phương pháp gì và được thực hiện thế nào?

Dán răng sứ và bọc răng sứ cái nào tốt hơn?

Dán răng sứ và bọc răng sứ cái nào tốt hơn là điều mà nhiều người thường phân vân khi khắc phục những khuyết điểm của răng

Không thể đánh giá dán răng sứ và bọc răng sứ phương pháp nào tốt hơn. Tính hiệu quả của từng phương pháp phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng răng, mức độ ăn nhai và thói quen của người dán sứ, bọc sứ. Chính vì thế, để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, bạn nên tới thăm khám để được đánh giá chính xác của các nha sĩ.

Tham khảo một số yếu tố sau đây:

2.1. Cường độ và thói quen ăn nhai

Nếu bạn thường xuyên có thói quen ăn nhai đồ ăn cứng, dai và cường độ ăn nhai lớn thì dán sứ Veneer không phải sự lựa chọn tốt nhất. Dán sứ trong trường hợp này sẽ dễ làm tổn thương các mô răng, độ bền cũng giảm do tác động lực nhiều thì lớp sứ dán dễ bong hơn. Bạn nên lựa chọn phương pháp bọc sứ khi cường độ ăn nhai nhiều. Ngược lại, nếu cường độ nhai không quá lớn và bạn thường xuyên sử dụng các loại thức ăn mềm thì bọc sứ Veneer hoàn toàn phù hợp.

2.2. Độ mài mòn trên bề mặt răng

Dán sứ Veneer không phù hợp với các răng bị mài mòn trên bề mặt quá nhiều. Điển hình là với các trường hợp răng bị thiểu sản men răng, răng bị sâu, rỗ, nhất là khi mặt trong của răng bị mòn tới lớp ngà răng, bởi khi dán sứ, lớp mô bên ngoài không đủ chịu lực bám của lớp sứ dán sẽ không mang đến hiệu quả lâu dài. Theo các chuyên gia, trong trường hợp lớp men răng đã mất khoảng 50% thì dán sứ sẽ không mang đến hiệu quả như mong đợi và thường khuyên khách hàng lựa chọn bọc sứ , chụp sứ

2.3. Khớp cắn

Nếu kết hợp điều trị lệch khớp cắn thì bọc sứ là phương pháp tối ưu nhất bởi dễ dàng điều chỉnh bề mặt khớp cắn của hai hàm.

2.4. Màu sắc của răng bên cạnh

Màu sắc răng dán sứ, bọc sứ vô cùng quan trọng vì đây là yếu tố tạo nên “cảm giác chân thật” cho răng được bọc hoặc dán sứ. Trong trường hợp bạn cần bọc hay dán nhiều răng một lúc thì vấn đề màu sắc răng không quá khó khăn vì khi răng liền kề việc tạo màu sẽ rất dễ dàng.

Ngược lại khi chỉ bọc hoặc dán những chiếc răng riêng lẻ nằm xen giữa những chiếc răng bình thường thì việc tạo màu dường như gặp khó khăn hơn rất nhiều. Trong trường hợp này, dán sứ Veneer dễ dàng thực hiện hơn do màu sắc cùi răng gần như được giữ lại hoàn toàn và lớp dán rất mỏng nên phản ánh gần như chính xác màu sắc ban đầu của răng. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm của dán sứ Veneer. Khi răng bị nhiễm màu nặng hoặc răng có những vết nứt mẻ lớn thì dán sứ có thể không che được những khuyết điểm này. Với phương pháp bọc răng, cần có thời gian để pha màu, chế tác lại màu sắc của răng một cách toàn bộ sao cho tạo được cảm giác tương đồng nhất với răng nằm hai bên và đôi khi rất khó để đạt được màu sắc, độ chân thật như mong muốn. Tuy nhiên phương pháp này lại giải quyết triệt để với những trường hợp răng nhiễm màu nặng hay răng bị ố màu.

2.5. Chi phí của từng phương pháp và từng vật liệu sử dụng

Dán răng sứ và bọc răng sứ cái nào tốt hơn?

>>>>>Xem thêm: Tẩy trắng răng Bleach Bright là gì? Hiệu quả ra sao?

Dán răng sứ tại BV ĐKQT Thu Cúc

Về mặt bằng chung, dán sứ có chi phí thấp hơn so với phương pháp bọc sứ. Tuy nhiên, với từng phương pháp cũng có nhiều chất liệu khác nhau nên giá cả luôn có sự chênh lệch.

Hiện nay, dán sứ Veneer có các loại phổ biến sau đây:

– Veneer Composite trực tiếp

– Veneer sứ toàn phần cercon

– Veneer sứ toàn phần emax

– Veneer sứ toàn phần cemax…

Với phương pháp bọc sứ, một số loại bọc sứ được sử dụng ưa chuộng là:

– Bọc sứ toàn phần Katana, thương hiệu Nhật Bản

– Bọc sứ Cercon – HT Đức

– Bọc sứ toàn phần Venus – Đức

– Bọc sứ toàn phần HT-smile

– Bọc sứ toàn phần Nacera full – Đức

– Bọc sứ Cercon HT – Đức

– Bọc sứ toàn phần Nacera – Đức

– Bọc sứ toàn phần Nacera

– Bọc sứ toàn phần Ceramill

Trên đây là một số loại bọc sứ và dán sứ đang được ưa chuộng và được đánh giá cao về chất lượng và độ bền. Bạn có thể tham khảo các dòng này khi lựa chọn loại phù hợp nhất trước khi thực hiện.

Trên đây là một số phân tích về vấn đề nên chọn bọc răng sứ hay dán răng sứ. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất và tốt nhất, hãy đến thăm khám nha khoa tại địa chỉ uy tín để được tư vấn một cách chính xác về tình trạng răng của bạn và những ưu điểm vượt trội của từng phương pháp nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *