Viêm tai giữa ứ mủ (có mủ) là bệnh lý tai mũi họng thường gặp, thể hiện tình trạng viêm ở tai giữa có tiết dịch. Nguy hiểm hơn, khi dịch bị tích tụ ở tai giữa nhiều thì có thể gây ra tình trạng thủng màng nhĩ để dịch thoát ra ngoài.
Bạn đang đọc: Viêm tai giữa ứ mủ: Nguyên nhân và triệu chứng cần biết
1. Thế nào là viêm tai giữa có mủ?
Viêm tai giữa có mủ là tình trạng tích tụ dịch không bị nhiễm trùng ở trong tai giữa. Chất dịch này có thể xuất phát từ việc người bệnh bị cảm lạnh, đau họng hoặc bịnhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra. Phần dịch trong tai giữa thông thường sẽ tự khỏi trong khoảng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, chúng có thể tồn tại thời gian dài hơn trong tai và gây nên tình trạng giảm thính lực tạm thời. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, dịch có thể bị nhiễm trùng dẫn tới bệnh viêm tai giữa cấp tính.
Thực tế, viêm tai giữa có mủ thường phổ biến hơn ở trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi và ảnh hưởng nhiều đến các bé trai hơn bé gái. Tình trạng này cũng khó được phát hiện sớm vì các triệu chứng cấp tính thường không quá rõ ràng, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu điều trị quá muộn.
Viêm tai giữa có mủ thường xảy ra với trẻ em
2. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm tai giữa có mủ
2.1. Nguyên nhân viêm tai giữa ứ mủ
Nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa có mủ là do ống Ot-tát hoạt động không đúng. Ống Ot-tát sẽ giúp cân bằng áp suất giữa không khí trong và ngoài tai. Khi ống này hoạt động không đúng cách, nó sẽ ngăn cản quá trình thoát dịch từ tai giữa, dẫn đến tình trạng dịch tích tụ sau màng nhĩ.
Một số nguyên nhân khiến cho ống Ot-tát hoạt động không đúng có thể kể tới như:
– Ống Ot-tát chưa phát triển hoàn thiện (chủ yếu là ở trẻ nhỏ)
– Những người bị viêm V.A
– Người bị cảm lạnh hoặc dị ứng: có thể dẫn đến tình trạng sưng và tắc nghẽn ở niêm mạc mũi, họng và ống Ot-tát. Tình trạng sưng này sẽ ngăn cản không khí và dịch lưu thông bình thường ở trong cơ thể.
– Người bị khiếm khuyết ống Ot-tát
Mặc dù bất cứ trẻ nào cũng có thể mắc loại bệnh viêm tai giữa này nhưng một số đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc cao hơn nếu:
– Trẻ được cho bú sữa bình khi đang nằm ngửa
– Trẻ thuộc đối tượng hút thuốc lá thụ động
– Trẻ không được bú sữa mẹ
– Trẻ có tiền sử bệnh viêm tai
– Trẻ gặp tình trạng sọ não bất thường
Ngoài ra, việc bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp cũng đều có thể gây ra viêm tai giữa có mủ. Hoặc việc bị thay đổi áp suất không khí (ví dụ như lúc đi máy bay) cũng có thể làm tắc ống Ot-tát và gây ảnh hưởng đến dòng lưu thông dịch.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn nhận biết và điều trị viêm tai ngoài
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ
2.2. Triệu chứng viêm tai giữa ứ mủ
Một điều mà bạn cần lưu ý đó là viêm tai giữa có mủ không phải là kết quả của tình trạng nhiễm trùng gây ra. Các triệu chứng viêm tai giữa có mủ thường rất nhẹ và còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Một số triệu chứng viêm tai giữa có mủ ở trẻ em có thể xảy ra như:
– Trẻ có cảm giác bị đầy tai
– Suy giảm thính lực
– Xuất hiện dịch chảy từ tai (nếu màng nhĩ bị rách)
– Thấy đau trong tai (ở trẻ quá nhỏ không thể nói cho bạn biết tai con bị đau, lúc này trẻ sẽ thường xuyên giật mạnh tai)
Ngoài ra, nếu tình trạng viêm tai giữa có mủ phát triển thành nhiễm trùng, trẻ sẽ có các dấu hiệu sau:
– Bị đau tai (trẻ nhỏ có thể khóc hoặc kéo giật mạnh 2 tai)
– Bị sốt
– Dễ cáu gắt
– Trẻ mệt mỏi và thiếu sức sống
– Gặp khó khăn trong khi nghe
– Trẻ không muốn ăn hoặc ngủ
Viêm tai giữa có mủ là tình trạng có thể xảy đến đến với bất kỳ đối tượng nào, nhưng trẻ em thường là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh vì lúc này cấu trúc ống Ot-tát chưa được phát triển. Do đó, việc hiểu rõ những triệu chứng và nguyên nhân viêm tai giữa có mủ sẽ giúp phụ huynh nhanh chóng phát hiện bệnh và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
3. Một số cách giúp phòng bệnh viêm tai giữa ứ mủ
Để kịp thời ngăn chặn và phòng ngừa căn bệnh trên, phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề sau cho trẻ:
– Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý về tai mũi họng như: bệnh viêm mũi xoang, viêm VA, …
– Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với những người bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
– Đeo khẩu trang cho trẻ khi đến những nơi công cộng, hay nơi có tiếp xúc nhiều người như bệnh viện, bến xe,…
– Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, cũng như trước và sau khi ăn nhằm hạn chế tình trạng vô tình đưa vi khuẩn vào cơ thể.
– Bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng cho trẻ.
– Không nên cho trẻ cai sữa mẹ quá sớm trước 12 tháng.
– Thực hiện tiêm chủng vắc-xin theo lịch để phòng các bệnh thường gặp như cúm, phế cầu…
>>>>>Xem thêm: Mẹo vặt hàng ngày chữa viêm họng mủ ở trẻ em
Phụ huynh cần chú ý theo dõi tình trạng tai mũi họng của trẻ để phát hiện bệnh sớm
Viêm tai giữa có mủ sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu như không được tiến hành điều trị kịp thời và đúng đắn. Do đó, khi thấy trẻ có các biểu hiện nghi ngờ, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con em mình đi thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.