Nên làm gì để giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn

Hầu hết mọi người đều có hiện tượng đau nhức, ê buốt sau khi nhổ răng khôn. Do mức độ của mỗi người là khác nhau nên thời gian hồi phục cũng khác nhau. Tuy nhiên đa số tình trạng đau buốt sau nhổ răng khôn thường sẽ không kéo dài mà có xu hướng thuyên giảm sau 2 – 3 ngày nếu người bệnh có cách chăm sóc đúng.

Bạn đang đọc: Nên làm gì để giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn

1. Nguyên nhân dẫn đến ê buốt khi nhổ răng khôn

Nên làm gì để giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn

Với răng khôn mọc ngầm, bác sĩ phải can thiệp lực vào xương nhiều gây hiện tượng ê buốt

Khi mới nhổ răng, tổn thương cộng với lực tác động cơ học lên khung hàm sẽ gây ra cảm giác ê buốt. Cảm giác đau buốt ban đầu xuất hiện ở vị trí mà nhổ răng khôn sau đó lan sang vùng tai, thậm chí giật giật vùng thái dương rất khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ê buốt, ví dụ như cơ địa người bệnh nhạy cảm hoặc trường hợp răng khôn mọc ngầm nên bác sĩ phải can thiệp lực vào xương nhiều gây ê buốt.

Trong trường hợp ê buốt diễn ra từ 2-3 ngày đầu sau nhổ, không cần quá lo lắng vì đây là phản ứng thông thường. Nhưng nếu tình trạng đau buốt kéo dài hơn 7 ngày, dai dẳng không dứt thì cần cân nhắc đến các trường hợp xấu xảy ra:

– Viêm nhiễm lan rộng: gây kích ứng và gia tăng cảm giác đau nhức kèm theo ê buốt.

– Chảy máu: sau nhổ răng số 8, cơ chế tự lành sẽ giúp hình thành cục máu đông, dần dần vết thương se và lành trở lại. Tuy nhiên, ở một số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng máu chảy không cầm lại được, gây hiện tượng ê buốt lâu kèm chảy máu.

2. Những việc nên làm giảm đau buốt sau khi nhổ răng khôn

2.1 Sau khi nhổ răng

Ngay sau khi nhổ răng, cần thực hiện những lưu ý sau:

– Cắn chặt miếng gòn trong khoảng 30 phút sau nhổ và tiến hành thay gòn và giữ cho đến khi máu ngưng chảy.

– Trong 6 giờ đầu, tuyệt đối không được súc miệng, khạc nhổ mạnh vì sẽ gây tổn thương vết nhổ, khiến máu chảy lại, làm đau buốt trở nên nghiêm trọng.

– Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, tránh vận động mạnh khiến vết thương chảy máu nhiều hơn.

– Dùng túi đá chườm lên bên ngoài má chỗ nhổ răng, mỗi lần chườm khoảng 15 – 20 phút. Vào ngày thứ 3 sau nhổ răng khôn, có thể chườm nóng để giảm nhẹ cơn đau, mang lại sự dễ chịu tạm thời.

– Tránh lia lưỡi vào vùng mới nhổ răng, bởi vì đầu lưỡi chứa nhiều vi khuẩn khiến nướu có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Nên làm gì để giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn

Tránh lia lưỡi vào vùng mới nhổ răng vì sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và ê buốt sau khi nhổ răng khôn

2.2 Chế độ ăn giúp giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn

Người mới nhổ răng không ăn các loại thực phẩm chưa được chế biến kĩ cũng như các loại thực phẩm quá cứng hoặc dai. Vì để nghiền các loại thức ăn này, hàm sẽ phải tác dụng lực nhiều. Khi đó, vết thương sẽ bục trở lại, gây chảy máu và đau nhức. Bên cạnh đó, người mới nhổ răng nên cần lưu ý đến nhiệt độ của thức ăn. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ tác động trực tiếp lên vết nhổ, có thể gây kích ứng, khiến tình trạng sưng đau ê buốt kéo dài hơn.

Sau nhổ răng số 8 khoảng 2-3 ngày, có thể bắt đầu ăn nhẹ nhàng các loại cháo tôm, thịt hoặc các thức ăn dạng lỏng dễ nuốt khác như súp, thạch, sữa,…, và các thức ăn sau khi đã được ninh mềm. Không nên chỉ nấu cháo không, người bệnh hãy nghiền rau củ bỏ thêm để bổ sung thêm chất xơ, vitamin A, C và khoáng chất hỗ trợ vết nhổ răng mau lành hơn.

2.3 Chế độ chăm sóc răng miệng để giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn

Việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn cũng khá đơn giản, chỉ cần vệ sinh bằng nước muối loãng.  Cách thực hiện như sau, pha hỗn hợp nước muối súc miệng với tỷ lệ 5g muối với 240 ml nước ấm, sử dụng hàng ngày sau mỗi bữa ăn. Điều này là cần thiết nhằm mục đích ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng và có nguy cơ tấn công vùng lợi đang trong quá trình lành. Khoang miệng là môi trường ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn và việc pH nước bọt không ổn định sẽ làm cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở dễ dàng hơn và gây các vấn đề về răng.

3. Việc không nên làm sau khi nhổ răng khôn

– Súc miệng bằng nước muối ngay sau ngày đầu tiên nhổ răng. Điều này là không nên vì bên trong nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ làm chậm quá trình lành thương. Thời điểm thích hợp sử dụng nước muối là sau khi vết mổ đông máu, thường sau 2-3 ngày.

– Vệ sinh răng miệng quá mạnh: việc vệ sinh răng miệng là cần thiết để tránh vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Tuy nhiên, để giảm ê buốt, đau đớn sau khi nhổ răng khôn thì chỉ nên vệ sinh răng miệng một cách nhẹ nhàng. Nếu vệ sinh quá mạnh không chỉ bị đau mà còn khiến vết thương bị rách ra, khó lành hơn.

– Hút thuốc: Khí Carbon Monoxide có trong thuốc lá sẽ cản trở quá trình lành thương của vùng mới nhổ răng. Đồng thời, hành động hút thuốc sẽ làm ảnh hưởng xấu đến vết thương. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo rằng nên ngừng hút thuốc tối thiểu 14 ngày sau khi nhổ răng khôn.

Nên làm gì để giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn

>>>>>Xem thêm: Tình trạng phổ biến: Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Sau khi nhổ răng khôn cần ngừng hút thuốc ít nhất 14 ngày

4. Dấu hiệu cảnh báo phải gặp bác sĩ nha khoa

Sau khi nhổ răng khôn, có thể gặp nhiều hệ lụy nguy hiểm do trường hợp răng khôn mọc phức tạp, hoặc thể trạng sức khỏe bệnh nhân yếu cũng như là quy trình khử trùng không đảm bảo. Nếu gặp một trong các dấu hiệu sau đây, cần đến cơ sở nha khoa gần nhất để kịp thời có biện pháp khắc phục:

– Hiện tượng đau, chảy máu hoặc mức độ sưng viêm ngày càng nghiêm trọng, xảy ra liên tục trong khoảng 4 -5 giờ sau khi nhổ răng.

– Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng như sốt và ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn.

– Ho nhiều, khó thở, đau ngực, hoặc chóng mặt nghiêm trọng.

Do đó, để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng sau khi nhổ răng khôn, mọi người nên thực hiện theo các phương pháp giảm đau như bên trên. Bên cạnh đó, việc dừng các thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng nhất là hút thuốc là vô cùng quan trọng để quá trình lành thương diễn ra đúng tiến độ. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi nhổ răng xong, cần đến nha khoa uy tín để được kiểm tra và khắc phục.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *