Phẫu thuật cấy ghép implant là giải pháp hoàn hảo giúp thay thế răng đã mất, sử dụng được vĩnh viễn và tiết kiệm được chi phí cho người dùng. Bài viết hôm nay sẽ nói về các bước cấy ghép implant cũng như những thông tin hữu ích xung quanh phương pháp này nhé.
Bạn đang đọc: Các bước cấy ghép implant đúng chuẩn
1. Cấy ghép implant là gì?
Cấy ghép implant là phương pháp sử dụng trụ kim loại và mão răng sứ để thay thế cho phần răng đã bị mất.
Cấu tạo của răng implant gồm: trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ.
– Trụ implant
Trụ này được cấy vào phần xương hàm của răng đã mất. Trụ được làm bằng chất liệu titanium lành tính nên hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.
Trụ implant được bác sĩ cấy vào phần xương hàm của răng đã mất của bệnh nhân
– Khớp nối Abutment
Nhiệm vụ của khớp nối là kết nối giữa trụ implant bên trong phần xương hàm và mão răng sứ.
– Mão răng sứ
Đây là bộ phận nằm bên ngoài cùng, có hình dáng, màu sắc và chức năng tương tự như răng thật.
2. Ưu & nhược điểm của cấy ghép implant
2.1 Ưu điểm
– Khả năng ăn nhai của răng implant không bị ảnh hưởng và tương tự với răng thật.
– Hạn chế được tối đa khả năng tiêu xương do bị mất răng lâu ngày.
– Đem lại tính thẩm mỹ cao vì có màu sắc, hình dáng tự nhiên như răng thật.
– Không gây hại gì cho những răng xung quanh.
– Độ bền cao.
– Dùng được cả đời nên tiết kiệm được chi phí và thời gian cho người sử dụng.
– Không gây cảm giác vướng víu, khó chịu hay đau nhức cho người dùng.
2.2 Nhược điểm.
– Chi phí tương đối cao.
– Thời gian điều trị implant khá dài, với những trường hợp phức tạp có thể lên tới 6 tháng.
– Không phù hợp với một số trường hợp mắc bệnh mạn tính, nghiện thuốc lá, mật độ xương hàm không đủ, tình trạng sức khỏe không đảm bảo,……
Tìm hiểu thêm: Nếu phụ nữ thắt ống dẫn trứng có tháo được không?
Thời gian điều trị implant khá dài, dao động trong khoảng 6 tháng
3. Các bước cấy ghép implant
Các bước cấy ghép implant đúng chuẩn được thực hiện như sau:
3.1 Thăm khám răng miệng tổng quát
Để biết được mình có thuộc đối tượng được thực hiện cấy ghép implant không, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát. Nếu có bệnh lý có thể điều trị được, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dứt điểm trước khi cấy ghép implant.
3.2 Tiến hành chụp CT
Để biết chính xác hơn tình trạng răng miệng, bệnh nhân sẽ được tiến hành chụp CT. Việc này không chỉ giúp bác sĩ phân tích được rõ cấu trúc răng, các bệnh lý tiềm ẩn mà còn giúp xác định vị trí chính xác để có thể cắm trụ implant.
3.3 Thực hiện cấy ghép implant
– Để đảm bảo việc cấy ghép không bị nhiễm trùng, bệnh nhân nên lựa chọn thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín nơi có phòng mổ vô khuẩn, trang thiết bị hiện đại và các dụng cụ dù dùng trực tiếp hay gián tiếp đều phải tiệt khuẩn hoàn toàn.
– Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc tê cho bệnh nhân để đảm bảo sau khi cấy ghép, bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu hoặc cử động nhiều gây ảnh hưởng đến việc cấy ghép của bác sĩ.
– Lật vạt, tách bóc phần niêm mạc để giúp lộ phần xương ra nhưng với kích thước rất nhỏ, hạn chế tối đa việc xâm lấn đến vùng xung quanh. Sau đó, mũi khoan sẽ làm nhiệm vụ tạo khoảng trống theo đúng kích thước trụ implant có sẵn.
– Trụ implant được đưa vào đúng vị trí theo đúng kích thước đã được khoan sẵn. Cuối cùng, khu vực cấy ghép sẽ được vệ sinh sạch sẽ và vết thương được khâu lại hoàn chỉnh.
– Để vết thương nhanh lành và trụ implant nhanh chóng được tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc cần thiết. Bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định và tuyệt đối không tự ý mua bổ sung thêm thuốc.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo! Những người dễ mắc ung thư vú nhất
Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc tê cho bệnh nhân để đảm bảo sau khi cấy ghép, bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu hoặc cử động nhiều gây ảnh hưởng đến việc cấy ghép của bác sĩ.
3.4 Cắt chỉ implant & làm răng tạm
– Sau khoảng 7 ngày, bệnh nhân sẽ được cắt chỉ và tiến hành chụp phim để giúp kiểm tra việc đặt trụ implant. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng tạm trong khi đợi mão răng sứ.
3.5 Kiểm tra implant định kỳ
Bệnh nhân được bác sĩ hẹn lịch tái khám để kiểm tra mức độ tích hợp xương hay có bất thường gì với trụ implant không.
3.6 Gắn ốc lành thương
Thường sau khi gắn trụ sẽ xảy ra trường hợp nướu bị đóng lại và che đi phần implant bên dưới. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành gắn ốc liền thương để nướu đi theo một đường tròn, giúp cho mão răng sứ có thể kết nối được với trụ implant.
3.7 Tiến hành lấy khớp dấu Abutment và răng sứ
Nhiệm vụ của Abutment chính là kết nối trụ implant với mão răng sứ. Chính vì vậy sau khoảng 1 tuần, bệnh nhân sẽ quay trở lại bệnh viện để lấy được dấu khớp nối cũng như dấu răng sứ.
3.8 Gắn mão răng sứ lên
Sau khi mão răng sứ đã được thiết kế xong sẽ được chuyển về để bác sĩ gắn lên trụ implant thông qua khớp Abutment.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về các bước cấy ghép implant. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì xoay quanh phương pháp này, bạn có thể liên hệ với các nha sĩ tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.