Sự phát triển của mức của xương gây nên tình trạng u xương lành tính hoặc ác tính. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đó đầy đủ chức năng khám và điều trị bệnh u xương hiệu quả.
Bạn đang đọc: Khám và điều trị bệnh u xương
Nguyên nhân gây bệnh u xương
U xương xảy ra do tình trạng các tế bào xương phát triển không kiểm soát, hình thành nên khối mô hay khối u. Đa số các trường hợp u xương là lành tính, không lây lan sang các bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm và cần được điều trị. Chỉ 1% người bệnh u xương là ác tính hay còn gọi là ung thư xương.
Hiện vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là: nhiễm phóng xạ sau xạ trị do quá liều, gãy xương, yếu tố di truyền…
- Sự phát triển của mức của xương gây nên tình trạng u xương lành tính hoặc ác tính
Triệu chứng của bệnh u xương
Có thể nhận biết triệu chứng bệnh phụ thuộc vào tính chất của khối u trên xương:
– U xương lành tính: Cảm giác vướng, đau mỏi dần dần thấy buốt, nhức xương. Thậm chí người bệnh có thể sờ thấy u mềm hơi đau trên xương.
– U xương ác tính (ung thư): Khởi đầu bằng một vùng bị sưng, sờ vào rắn và nổi gồ trên da, k rõ bờ, không đau. Khi bệnh tiến triển, u to nhanh làm biến dạng và dễ gãy xương ở vị trí u. U xương ác tính thường xâm lấn phần mềm, làm tân tạo mạch và khiến da ấm nóng hơn vị trí khác. Nhiều trường hợp người bệnh cho biết họ bị đau về đêm hay khi tập thể dục. U hay xuất hiện ở khu vực quanh đầu gối.
Phương pháp chẩn đoán bệnh u xương
– Người bệnh được khai thác tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, kiểm tra xung quanh nơi nghi ngờ u xương.
– Người bệnh được chụp X quang để gợi ý xác định tính chất u lành hay ác tính
– Siêu âm trong các trường hợp nghi ngờ u xâm nhập phần mềm
– Chụp CT và chụp MRI để khảo sát mô mềm
– Sinh thiết nếu nghi ngờ ung thư.
Tìm hiểu thêm: Chụp X quang là gì?
>>>>>Xem thêm: Sưng hạch bạch huyết chớ chủ quan
- Có thể nhận biết triệu chứng bệnh phụ thuộc vào tính chất của khối u trên xương
Điều trị bệnh u xương
Tùy vào tính chất lành tính hay ác tính mà người bệnh được áp dụng các phương pháp phù hơp nhất, cụ thể là:
– U xương lành tính: Có thể điều trị nội khoa bằng uống thuốc giảm đau, chống viêm không steroid. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở, cắt bỏ khối u có tham gia của đồng vị phóng xạ.
– Ung thư xương:
+ Xạ trị: Áp dụng cho những trường hợp người bệnh không thể phẫu thuật hay sử dụng sau phẫu thuật, tiêu diệt các tế bào ung thư còn xót lại.
+ Hóa trị: Điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư
+ Phẫu thuật: Giúp loại bỏ khối ung thư. Khi đó, khối u và một phần mô bao quanh khố u sẽ được cắt bỏ. Các phương pháp có thể sử dụng là giải phẫu cắt bỏ một chi, cắt bỏ một phần chi, phẫu thuật không ảnh hưởng đến chi.
Ý kiến của người bệnh
“Sau khi khỏi gãy chân, chị gái tôi thấy khó chịu ở vị trí xương gãy. Đi khám thì bác sĩ ở viện bảo bị u xương. Cũng may phát hiện sớm, chị tôi chỉ cần uống thuốc trong thời gian ngắn. Đến nay bệnh đã không còn đáng ngại và có thể đi lại bình thường. Bệnh viện còn thanh toán BHYT giảm được nhiều chi phí. Thật tốt” chị An Bình – Đống Đa
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc áp dụng phương pháp nào bạn vui lòng gọi đến số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.