Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Bệnh hen phế quản trẻ nhỏ và cách điều trị như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Hen phế quản vẫn là bệnh lý hô hấp phổ biến thường gặp nhiều ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh là do nhiều loại virus, vi khuẩn gây ra nên việc phát hiện và có cách điều trị phù hợp là rất cần thiết. 

Bạn đang đọc: Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ và cách điều trị

1. Hen ở trẻ là gì?

Hen là bệnh lý đường thở bị viêm mạn tính khiến cho đường thở của trẻ bị nhạy cảm với nhiều dạng kích thích bên ngoài khác nhau. Khi gặp những loại kích thích này, đường thở sẽ bị phù nề lên, tăng dịch nhầy và co thắt lại nên bị tắc nghẽn. Trẻ ho, thở khò khè, khó thở, tức nặng ngực, những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị lên cơn hen.

1.1.Triệu chứng cảnh báo bệnh hen phế quản

Thông thường khi bị hen phế quản, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
-Thở khò khè
-Ho, khó thở
-Nặng ngực
Những dấu hiệu này thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi người bệnh gặp phải các yếu tố kích thích làm khởi phát cơn hen như thực phẩm, khói thuốc…. Hầu hết các cơn hen phế quản xảy ra ngắn, nhưng nếu không xử trí kịp thời có thể gây tử vong.
Ngoài ra khi bị hen phế quản, người bệnh còn có biểu hiện ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi….

Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Hen phế quản là do nhiều nguyên nhân gây ra khiến trẻ ho, khó thở, nặng ngực trong thời gian dài

Nhiều người thắc mắc nếu như trẻ không có những dấu hiệu điển hình của bệnh thì làm thế nào để chẩn đoán chính xác được bệnh.

Để chẩn đoán chính xác bệnh hen và đánh giá mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ dùng đến công cụ gọi là “Hô hấp ký”. Phương pháp này nhằm thăm dò chức năng của hệ hô hấp. Đặc biệt rất hữu ích trong trường hợp trẻ không có nhiều triệu chứng hen nhưng vẫn đang nghi ngờ mắc bệnh hen. Sử dụng hô hấp ký có thể kiểm tra chính xác mức độ giãn phế quản của trẻ, từ đó xác định bệnh cho trẻ.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp cho trẻ trên 6 tuổi vì lứa tuổi nhỏ hơn thì không thể thực hiện chính xác nhưng thao tác khi kỹ thuật viên tiến hành đo chức năng.

1.2. Bệnh hen phế quản và cách điều trị

Để có cách điều trị hen phế quản, người bệnh cần tới trực tiếp các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.

– Nhóm corticoid dạng hít (pulmicort, flixotide) cho bệnh nhân hít qua buồng đệm (babyhaler) với liều ban đầu dùng liều thấp. Tăng tới liều trung bình nếu hen chưa kiểm soát được.

– Thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng kéo dài chỉ nên dùng dưới dạng phối hợp với thuốc nhóm corticoid dạng hít như seretide, symbicort.

– Có thể dùng các thuốc nhóm kháng leukotriene ở những bệnh nhi mắc hen phế quản nặng khó kiểm soát khi đã hít liều cao corticoid

– Điều trị cắt cơn hen tốt nhất là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh. Trong trường hợp trẻ tím tái, khóc yếu ớt hoặc nói nhát ngừng, xịt thuốc cắt cơn không đỡ thì cần đưa trẻ đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Ngoài việc tuân thủ theo đúng các loại thuốc điều trị bệnh của bác sĩ, người bị hen phế quản cần tránh các yếu tố làm khởi phát cơn hen:

– Tránh hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn từ ngoài môi trường sống

– Tránh các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng…

– Mặc ấm khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là vùng mũi, họng, cổ, chân tay.

Tìm hiểu thêm: Bé 12 tuổi sốt xuất huyết do bùng dịch ở nơi sinh sống

Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Cách điều trị hen phế quản chủ yếu là dùng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ sinh hoạt

– Không tắm nước lạnh hoặc ra ngoài trời gió lạnh lâu

Người bệnh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày, luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng. Cần đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc tái khám ngay khi dấu hiệu hen phế quản nặng hơn.

2. Bệnh hen trẻ em có thể được phòng ngừa như thế nào?

Tuy rằng hen ở trẻ em hay người lớn đều không thể chữa dứt điểm được nhưng vẫn có khả năng kiểm soát được bệnh. Phòng ngừa việc lên cơn hen cho trẻ sẽ rất có ý nghĩa trong việc đưa trẻ trở lại cuộc sống sinh hoạt, vui chơi, học tập như những người bạn đồng trang lứa. Ngoài ra, kiểm soát không cho cơn hen tái lại nhiều lần cũng giúp hạn chế những tổn thương ở phổi của trẻ.

Cha mẹ cần lưu ý những điểm sau để có thể phòng bệnh hen phế quản cho trẻ đó là:

– Giữ trẻ tránh xa những yếu tố bên ngoài có khả năng làm khởi phát cơn hen phế quản

+ Không nuôi thú vật có nhiều lông ở trong nhà để trẻ hít phải, thường xuyên diệt côn trùng và không để bụi bặm.

+ Giữ trẻ xa khỏi khói thuốc lá, thuốc lào.

+ Không thắp hương khi có trẻ trong nhà hoặc xịt những mùi hương quanh trẻ.

+ Khi trẻ trong nhà không xịt côn trùng hoặc những loại nước hoa xịt phòng.

+ Không gian ngủ của trẻ phải được dọn dẹp ngăn nắp gọn gàng. Chăn ga gối trẻ dùng cần được thường xuyên giặt sạch.

– Sử dụng những loại thuốc có tác dụng dự phòng cơn hen cho trẻ lâu dài. Những trường hợp trẻ cần được dùng thuốc dự phòng hen đó là:

+ Trẻ đã từng có tiền sử nhập viện vì những cơn hen nặng

+ Bệnh hen phát dai dẳng và không kiểm soát được

+ Mỗi ngày đều có triệu chứng của hen

+ Mỗi tuần đều cần dùng thuốc cắt cơn

+ Trẻ không thể hoạt động như bình thường vì bệnh hen khiến trẻ bị mệt mỏi

+ Trong mỗi mùa trẻ bị ít nhất 3 đợt bị khò khè

 

Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị táo bón thường xuyên và kéo dài có sao không?

Cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ nhằm cải thiện sớm bệnh

Những trường hợp trên của trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách sử dụng những loại thuốc dự phòng cho trẻ. Thường có 2 loại thuốc được sử dụng để điều trị dự phòng hen cho trẻ đó là:

– Thuốc kháng viêm, chống kích thích dạng hít. Thời gian sử dụng loại thuốc này thường dài, có thể vài tháng, vài năm mới đủ khả năng để cải thiện tình trạng hen cho trẻ.

– Thuốc dạng uống như Montelukast được chỉ định cho tùy từng trường hợp bệnh nhi khác nhau.

Trên đây là những thông tin bệnh hen phế quản ở trẻ và cách điều trị sao cho hiệu quả nhất mà cha mẹ có thể tham khảo. Cần kiên trì điều trị và tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *