Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ mỗi năm một lần là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh cúm mùa bởi các chủng cúm luôn luôn biến đổi theo thời gian. Cha mẹ nên chủ động tiêm phòng cúm cho bé từ 6 tháng tuổi theo đúng lịch tiêm để phòng ngừa bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Vì sao nên tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ hàng năm?
1. Cúm mùa là gì? Bệnh cúm mùa ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như thế nào?
1.1 Bệnh cúm mùa là gì?
Cúm mùa là bệnh lí thường xảy ra theo một mùa nhất định trong năm hoặc vào thời điểm giao mùa. Cúm mùa thường bùng phát vào mùa đông do chủng virus cúm A, cúm B và cúm C gây nên. Tuy nhiên thời gian gần đây đã có hiện tượng dịch cúm bùng phát trái mùa do thời tiết thay đổi bất thường, dẫn đến nhiều biến chứng trở nặng, thậm chí đã có trường hợp người bệnh phải thở Ecmo.
Bệnh cúm là căn bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn và qua dịch tiết mũi họng khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Virus cúm mùa thường cư trú trên các bề mặt đồ dùng mà người bệnh tiếp xúc trực tiếp. Bởi vậy, bệnh rất dễ có nguy cơ lây lan trên diện rộng.
Trẻ em là đối tượng có tỉ lệ mắc cúm mỗi năm cao nhất
Các biểu hiện của cúm mùa cũng giống như bệnh cúm thông thường nhưng sẽ kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, đau mỏi các cơ, đau đầu, đau rát họng, ho có đờm, mệt mỏi kéo dài.
1.2 Cúm mùa – Căn bệnh nhiều biến chứng chưa có thuốc chữa
Theo số liệu thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới), mỗi năm có khoảng 5% dân số mắc bệnh cúm mùa, đối tượng dễ mắc cúm nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi, người có các bệnh nền về hô hấp. Đối với người bình thường, bệnh cúm không đáng lo ngại vì chỉ gây ra các triệu chứng đơn giản và có thể tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên với nhóm người có hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như viêm phổi cấp, suy hô hấp, nhiễm trùng máu, sốt cao gây co giật… Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh còn tùy thuộc vào chủng virus cúm và quan trọng là sức đề kháng của mỗi người.
Nền y học hiện nay chưa tìm ra phương thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh cúm bởi virus cúm luôn biến đổi khôn lường theo hàng năm. Vì vậy phương pháp điều trị bệnh cúm chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng của bệnh, bên cạnh đó bạn cũng có thể phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách tiêm vắc xin phòng cúm, đặc biệt nên chích ngừa cúm cho trẻ hàng năm.
2. Vì sao vắc xin cúm cần được tiêm nhắc lại hàng năm?
2.1 Các lí do nên tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ hàng năm
Dưới đây là các lí do mà bố mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ nhắc lại mỗi năm một lần:
– Trẻ em là đối tượng dễ lây nhiễm và mắc cúm nhất. Các biến chứng do cúm ở trẻ thường diễn tiến nguy hiểm hơn so với người lớn, nhất là ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Số trẻ nhập viện vì biến chứng do cúm luôn tăng đều mỗi năm.
– Có vô số chủng virus cúm và các chủng này lại luôn thay đổi tính kháng nguyên qua từng năm. Vì vậy những kháng thể được sinh ra do vắc xin có thể phát huy tác dụng trong năm nay nhưng cũng có thể sẽ suy yếu và không còn hiệu quả ở năm tiếp theo.
– Theo thời gian, các kháng thể sẽ dần dần suy yếu đi và mất dần tính kháng nguyên trong cơ thể, vì vậy việc tiêm phòng cúm cho trẻ hàng năm luôn được khuyến khích để cơ thể trẻ được bảo vệ một cách tối ưu nhất.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tiêm vắc xin viêm gan B mấy mũi thì đủ?
Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ mỗi năm một lần để ngăn chặn sự xâm nhập của virus cúm một cách hiệu quả nhất
– Các thành phần của vắc xin cúm luôn được các chuyên gia sáng chế thay đổi hàng năm để đối phó với các chủng cúm đang lưu hành. Do đó, khuyến cáo nên tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ hàng năm nhằm kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng nguyên mới để chống lại sự công kích của các chủng cúm mới.
2.2 Nhóm trẻ có nguy cơ dễ mắc cúm
Những trẻ thuộc các nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm cao hơn:
– Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi có nguy cơ dễ mắc cúm do hệ miễn dịch và sức đề kháng còn chưa hoàn thiện
– Trẻ từng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mang virus cúm
– Trẻ chưa được tiêm phòng cúm hoặc không tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm
– Trẻ có sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh nền liên quan đến hô hấp, tim mạch, bệnh thận mãn tính, tiểu đường….
3. Những điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng cúm
3.1 Các loại vắc xin cúm hiện nay
Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng bệnh cúm được Bộ y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam gồm Vaxigrip của Pháp và Influvac của Hà Lan. Lịch tiêm phòng cúm như sau:
– Lịch tiêm cho trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi: Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng, sau đó tiêm nhắc lại đều đặn mỗi năm 1 mũi
– Lịch tiêm cho trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml sau đó tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm.
3.2 Nên tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ vào thời điểm nào trong năm?
Tại Việt Nam, dịch cúm thường xuất hiện quanh năm và có thể bùng phát vào bất kì lúc nào. Theo số liệu thống kê những năm gần đây, dịch cúm thường đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4 và tháng 10 hàng năm. Bố mẹ nên chủ động chích ngừa cúm cho trẻ trước khi vào mùa cúm trước từ 1 – 2 tháng.
3.3 Những trường hợp không nên chích ngừa vắc xin cúm
Dù hiệu quả từ việc tiêm vắc xin là rõ rệt nhưng một số trường hợp sau không nên tiêm phòng cúm:
– Bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi
– Trẻ dị ứng với các thành phần có trong vắc xin cúm và từng phản ứng sau khi tiêm vắc xin
– Trẻ không khỏe hoặc bị sốt
3.4 Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin cho trẻ
Các phản ứng phụ có thể gặp phải khi chích ngừa cúm:
– Sưng tấy, đau tại vị trí tiêm hoặc các vùng xung quanh vết tiêm
– Trẻ sau khi tiêm có thể gặp trường hợp hâm hấp sốt hoặc mỏi cơ
>>>>>Xem thêm: 3 Điều cần lưu ý sau khi tiêm chủng vacxin phòng uốn ván
Trẻ có thể gặp phản ứng bằng việc sốt nhẹ sau khi tiêm phòng
Những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cúm thường rất ít khi bị biến chứng nặng và chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày. Trong trường hợp trẻ sốt cao không hạ hoặc có bất kì dấu hiệu bất thường như mê man, co giật, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến việc tiêm phòng cúm cho trẻ, quý khách vui lòng liên hệ với tổng đài của Hệ thống y tế TCI để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.